Cây sơn độc có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đối với da. Khi bị dị ứng cây sơn độc, cơ thể có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước và bỏng rát. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị tử vong nếu tình trạng dị ứng chuyển biến nặng.
Bạn đang đọc: Dị ứng cây sơn độc: Nguyên nhân và cách phòng tránh dị ứng
Hiện nay, có nhiều yếu tố chủ yếu khiến cơ thể con người xuất hiện hiện tượng dị ứng. Ngoài các loại thực phẩm, mỹ phẩm còn có thể do các loại cây cối. Cây sơn độc là dòng cây có thể gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với phần lá, cành hoặc rễ của cây.
Vậy dị ứng cây sơn độc là do những nguyên nhân nào? Triệu chứng của bệnh ra sao? Hãy tham khảo bài viết của Kenshin để được giải đáp các thắc mắc này.
Contents
Giới thiệu đôi nét về cây sơn độc
Dị ứng cây sơn độc là phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với nhựa của cây sơn chi (Urushiol). Thông thường, chúng được tìm thấy ở trong phần rễ cây, cành và lá của cây sơn chi. Loại cây này còn được xem là dòng cây độc nhất ở Hoa Kỳ.
Cây sinh sống chủ yếu ở các khu vực có độ ẩm ướt cao như đầm lầy. Khi tiếp xúc với nhựa của cây, da sẽ sinh ra phản ứng mẩn đỏ, bỏng rát và kích ứng. Nếu vô tình hít phải khói khi cây cháy, chất độc trong cây cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đối với phổi của bạn.
Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cây sơn cao:
- Nông dân;
- Nhân viên kiểm lâm;
- Người làm vườn;
- Lính cứu hỏa;
- Công nhân xây dựng;
- Nhân viên lắp đặt đường dây cáp, điện thoại.
Nguyên nhân gây dị ứng cây sơn độc
Nguyên nhân nào gây hiện tượng dị ứng cây sơn độc? Khi bạn tiếp xúc trực tiếp vào cây sơn như chạm vào lá, cành và phần rễ của cây. Mặt khác, dị ứng cây sơn độc còn xuất hiện khi bạn tiếp xúc gián tiếp thông qua quần áo, chăn màn hoặc chạm trực tiếp cây sơn độc trên da của người khác.
Từ đó, gây viêm nhiễm và nặng hơn là nhiễm trùng ở da. Ngoài ra, nếu vô tình hít phải khói có chứa urushiol khi cây cháy còn gây dị ứng toàn thân, ảnh hưởng đến phần phổi và mắt.
Triệu chứng xuất hiện khi dị ứng cây sơn độc
Phản ứng dị ứng cây sơn độc thường xảy ra từ 12 – 48 tiếng sau khi tiếp xúc trực tiếp với cây. Các triệu chứng kèm theo như ngáy ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước và bỏng rát.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng như khó thở, ho khan và nặng nhất là tử vong nếu hít nhiều khói từ cây sơn độc cháy. Tùy thuộc vào hàm lượng urushiol hít vào, cơ thể sẽ bắt đầu có các phản ứng khác nhau.
Khi nào bệnh nhân cần đến bác sĩ?
Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng như sau:
- Phát ban lan ra mắt, ở miệng hoặc bộ phận sinh dục;
- Da bị sưng lên;
- Mụn nước chảy mủ;
- Sốt cao trên 38oC.
Điều trị khi bị dị ứng cây sơn
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với độc cây sơn, bạn cần phải nhanh chóng loại bỏ nhựa cây ra khỏi da ngay lập tức. Không nên chờ đợi các phản ứng dị ứng xuất hiện rồi mới khắc phục.
Người bị dị ứng cây sơn độc cần phải rửa sạch sẽ các bộ phận đã tiếp xúc cây bằng xà phòng hoặc nước mát. Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia (NIOSH) đã khuyên người bị dị ứng nên rửa sạch da bằng cồn, các chất tẩy rửa thực vật chuyên dụng, xà bông rửa chén hoặc các chất tẩy rửa phù hợp cho da. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng nước ấm vì nhiệt độ này sẽ làm cho urushiol bị lan rộng hơn.
Tìm hiểu thêm: Mổ thoát vị bẹn ở đâu tốt nhất? Nên làm gì sau mổ?
Giặt sạch sẽ quần áo và các vật dụng đã tiếp xúc trực tiếp với cây sơn độc để ngăn ngừa hiện tượng dị ứng xuất hiện và lan rộng khi phơi nhiễm lần đầu tiên. Lưu ý, đeo găng tay để bảo hộ trong quá trình giặt rửa. Đồng thời, bệnh nhân cần rửa sạch phần dưới móng tay để tránh lây urushiol đến mắt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Ngoài ra, để giảm dị ứng hiệu quả, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da chứa Calamine hoặc Hydrocortisone để giảm tình trạng ngứa ngáy và phồng rộp. Tuy nhiên, không nên sử dụng kem cho những vùng da bị hở. Bên cạnh đó, để giảm ngứa và dịu da, bạn có thể tắm hoặc đắp bột yến mạch.
Cuối cùng, một trong những cách giảm ngứa hiệu quả là sử dụng thuốc kháng Histamin như Diphenhydramine (Benadryl). Uống theo đúng liều lượng đã được chỉ định bởi bác sĩ và không nên tự ý mua thuốc để sử dụng. Đối với trẻ em bị dị ứng cây sơn, bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp với khoa nhi để khám bệnh và chỉ định thuốc phù hợp cho trẻ.
Ngăn ngừa và phòng tránh dị ứng cây sơn độc
Dị ứng cây sơn độc gây ra triệu chứng khó chịu đối với bệnh nhân. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng bệnh, người bệnh có thể tham khảo những điều như sau:
- Loại bỏ cây sơn độc: Thời điểm tốt nhất để diệt trừ cây sơn là vào lúc cây bắt đầu nở hoa (tháng năm và tháng sáu).
- Nhận diện cây sơn độc: Phòng tránh dị ứng thông qua việc nhận diện cây. Lá cây có hình oval, phiến lá thuôn, hai đầu lá nhọn, mặt lá gợn sóng hoặc nhẵn. Lá cây sẽ đổi màu sắc theo mùa, cam nhạt (mùa xuân), xanh nhạt (mùa hè) và đỏ (mùa thu).
- Khi tham gia hoạt động trong rừng, leo núi, đi đường dài, cắm trại, bạn nên hạn chế tiếp xúc cây sơn độc bằng cách đi trên những con đường đã được dọn sạch sẽ.
- Sử dụng thuốc diệt cỏ để loại bỏ cây sơn và không nên đốt cây.
- Mặc quần áo dài tay, quần dài và giày bít khi đi ra ngoài để hạn chế cơ thể chạm vào cây sơn độc.
>>>>>Xem thêm: Khối u gan 10cm có nguy hiểm không?
Thay đổi thói quen và lối sống khi bị dị ứng cây sơn
Uống Steroids mỗi ngày theo toa thuốc được chỉ định. Thuốc uống này để chống dị ứng, có thể được dùng khi cần thiết và ngưng sử dụng nếu bệnh nhân đã bớt ngứa hơn.
Bôi các loại thuốc mỡ hoặc kem Steroid lên phần da bị khô. Về liều lượng sử dụng, bệnh nhân nên bôi theo đơn thuốc chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng các dung dịch chống ngứa khi cần thiết và hạn chế sử dụng dung dịch trong 1 giờ đầu tiên. Sau khi dùng kem hoặc thuốc mỡ Steroid, thuốc Steroid cần phải có thời gian để ngấm trước.
Liên hệ cho các bác sĩ khi xuất hiện hiện tượng sốt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban trở nặng hơn khi đã được điều trị hoặc phát ban mới.
Các thông tin sau đã giải đáp cơ bản các thắc mắc về bệnh dị ứng cây sơn độc. Trong bài viết này, chúng tôi còn chia sẻ thêm về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh dị ứng cây sơn. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến giá trị tham khảo cho các độc giả.
Xem thêm: Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc dị ứng?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể