Đau rát khi quan hệ là do đâu, có nguy hiểm sức khỏe không?

Đau rát khi quan hệ tình dục khiến vợ chồng không thoả mãn về sinh lý và các vấn đề liên quan, không những thế tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy vì sao khi quan hệ lại bị đau rát và giảm đau rát bằng cách nào?

Bạn đang đọc: Đau rát khi quan hệ là do đâu, có nguy hiểm sức khỏe không?

Đau rát khi quan hệ thường liên quan đến âm đạo, âm hộ, tử cung hoặc do giai đoạn tiền mãn kinh. Quan hệ tình dục bị đau rát không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc yêu, mà về lâu dần sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như giảm ham muốn tình dục, rạn nứt tình cảm đôi lứa.

Quan hệ tình dục bị đau rát không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc yêu mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm Quan hệ tình dục bị đau rát không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc yêu mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Tại sao lại bị đau rát khi quan hệ tình dục?

Quan hệ tình dục bị đau rát có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng. Đau tử cung khi quan hệ cũng có thể xảy ra bởi các vấn đề liên quan đến tình dục, chẳng hạn như thiếu ham muốn hoặc thiếu kích thích tình dục.

Hiện tượng đau rát khi quan hệ tình dục có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Dưới dây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân bị đau rát khi quan hệ tình dục ở nữ giới

  • Quá vội vàng khi quan hệ: Màn dạo đầu trước khi quan hệ của vợ chồng quá ngắn hoặc không có, khiến cho sự hưng phấn và sự kích thích lên cơ thể người phụ nữ chưa đủ nhiều để cho các dịch tiết, hormone tiết ra, âm hộ cũng chưa đủ giãn nở. Những điều này gây ra hiện tượng đau rát do dương vật đi vào khó khăn.
  • Dương vật có kích thước quá to: Dương vật có kích thước lớn hơn bình thường sẽ khiến cho nữ giới đau rát khi quan hệ nếu làm quá mạnh bạo hoặc sai tư thế.
  • Tâm trạng căng thẳng, stress: Quan hệ tình dục trong khi cơ thể đang mệt mỏi khiến việc hưng phấn giảm sút, khi đó các mô âm hộ và tuyến dịch tiết bôi trơn kém hoạt động khiến cho việc quan hệ trở nên khó khăn hơn.
  • Bị các bệnh phụ khoa: Các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm đường sinh dục có thể làm bong tróc hoặc viêm loét niêm mạc âm đạo, dẫn đến đau rát khi dương vật cọ xát.
  • Thời kỳ mãn kinh: Vào thời kỳ này nữ giới sẽ giảm ham muốn. Vì vậy, việc quan hệ trở nên khó khăn và đau rát hơn do dịch tiết sinh dục giảm.
  • Các hội chứng khác: Rối loạn co thắt cơ âm đạo, chấn thương âm hộ… cũng là nguyên nhân làm cho việc quan hệ trở nên khó khăn và đau rát hơn.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh hay gãi đầu dụi mắt có sao không?

Rối loạn co thắt cơ âm đạo là nguyên nhân làm cho việc quan hệ trở nên đau rát hơn Rối loạn co thắt cơ âm đạo là nguyên nhân làm cho việc quan hệ trở nên đau rát hơn

Nguyên nhân bị đau rát khi quan hệ tình dục ở nam giới

  • Dài, hẹp bao quy đầu: Khi phần da bao quy đầu bị dài, thừa hoặc hẹp sẽ làm kéo căng dây hãm bao quy đầu khi quan hệ dẫn đến đau rát. Ngoài ra, bao quy đầu dài cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sinh dục ở nam giới.
  • Bao quy đầu bị viêm nhiễm: Bao quy đầu bị tổn thương kết hợp với sự ma sát trong khi quan hệ làm nam giới bị đau rát khi quan hệ.
  • Bệnh đường sinh dục: Các bệnh nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm đường tiết niệu…, khiến việc quan hệ tình dục bị cản trở, đặc biệt đau rát khi xuất tinh.
  • Các bệnh tình dục: Các bệnh như giang mai, sùi mào gà…, làm tổn thương dương vật, khi quan hệ tình dục lại càng làm đau rát trầm trọng hơn.

Quan hệ bị đau rát có gây nguy hiểm không?

Đau rát khi quan hệ tình dục là dấu hiệu của những nguyên nhân khác nhau, nhiều nguyên nhân có thể không nguy hiểm nhưng một số lại là cảnh báo của các căn bệnh nghiêm trọng. Vì thế, bạn không nên chủ quan, bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải chú ý.

Nhờ vào việc phát hiện và điều trị kịp thời mà chất lượng cuộc sống vợ chồng cũng được nâng cao hơn, đồng thời ngăn chặn những nguy cơ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm.

Giải pháp sau khi quan hệ bị đau rát

Đối với phụ nữ nếu quan hệ bị đau rát có thể xử lý như sau:

  • Quan hệ đúng cách: Thực hiện quan hệ nhanh dần tránh mạnh bạo ngay từ đầu.
  • Bổ sung dưỡng chất, vitamin: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp việc điều tiết cơ và tuyết tiết đường sinh dục được thuận lợi. Bên cạnh đó, vitamin A và E còn giúp bảo vệ niêm mạc, giúp niêm mạc luôn ẩm ướt và tăng cường hoạt động của các hormone.
  • Uống nước đầy đủ: Việc uống nước nhất là trước khi quan hệ sẽ giúp đảm bảo tiết đủ lượng dịch tiết đường sinh dục cần thiết để tránh khô âm đạo gây đau rát.
  • Sử dụng gel bôi trơn khi quan hệ: Khi thấy âm hộ không đủ ẩm và quan hệ khó khăn thì bạn nên sử dụng các gel bôi trơn. Bạn cần tránh cố gắng quan hệ khi âm hộ không đủ ẩm vì điều này sẽ gây đau rát và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Điều trị các bệnh phụ khoa: Trong trường hợp bạn mắc các bệnh phụ khoa thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời thực hiện chế độ quan hệ tình dục hợp lý.

Điều trị các bệnh phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn tránh bị đau rát khi quan hệ

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi đi ngoài ra bọt

Điều trị các bệnh phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn tránh bị đau rát khi quan hệ

Đối với nam giới nếu quan hệ bị đau rát có thể xử lý như sau:

  • Tìm hiểu cơ thể bạn tình và khiến đối phương hưng phấn để quá trình quan hệ được suôn sẻ hơn.
  • Nếu bạn sở hữu dương vật có kích thước lớn hơn bình thường thì bạn cần quan hệ ở các tư thế cả mình lẫn đối phương thoải mái nhất, tránh các tư thế mạnh bạo.
  • Cắt bao quy đầu trong trường hợp cần thiết: Khi bao quy đầu có dấu hiệu bất thường thì bạn cần xử lý ngay bằng việc phẫu thuật cắt bao quy đầu.
  • Hạn chế viêm nhiễm đường sinh dục bằng cách vệ sinh dương vật thường xuyên.
  • Thực hiện điều trị các bệnh nam khoa theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ quan hệ tình dục hợp lý, phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn lý giải được nguyên nhân vì sao lại cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục. Bị đau rát khi quan hệ đem lại nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt của vợ chồng, vì vậy cần phải tìm ra một cách khắc phục triệt để nhất. Tuy nhiên, để có hướng xử lý phù hợp và an toàn thì tốt nhất bạn hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *