Bệnh nhược cơ với biểu hiện đặc trưng là sự suy yếu các cơ trên cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến liệt hoặc suy hô hấp. Để kiểm soát bệnh, ngoài dùng thuốc và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống phù hợp cũng rất quan trọng. Vậy bệnh nhược cơ nên ăn gì?
Bạn đang đọc: Bệnh nhược cơ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Bệnh nhược cơ hay bệnh yếu cơ là một chứng bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Ngoài điều trị nội khoa và ngoại khoa, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Vậy bệnh nhược cơ nên ăn gì?
Ở người bệnh, các nhóm cơ mắt, cơ mặt, cơ cổ, cơ liên sườn, cơ tứ chi,… sẽ suy yếu dần làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhược cơ sẽ tiến triển theo các giai đoạn khác nhau. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ bị nhược cơ mắt, sau đó lan đến các cơ khác trên cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm nhất là suy cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Chế độ ăn uống khoa học có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đồng thời kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, tìm hiểu những thực phẩm phù hợp với người bị nhược cơ là việc làm cần thiết với người bệnh nhược cơ.
Contents
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Nhóm thực phẩm giàu canxi những tưởng chỉ cần thiết với bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp. Nhưng theo các bác sĩ, trong quá trình điều trị bệnh nhược cơ, người bệnh sẽ cần sử dụng corticoid. Loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài uống bổ sung canxi, ăn các thực phẩm giàu canxi cũng giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người bệnh.
Các thực phẩm cung cấp nhiều canxi như:
- Các loại hạt dinh dưỡng như: Hạt chia, hạt vừng, đậu nành, hạt hướng dương, hạnh nhân,… Các loại hạt này không chỉ giàu canxi mà còn giàu chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong các loại hạt cũng giúp phòng ngừa bệnh mãn tính.
- Các loại sữa, chế phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mai,… đều là nguồn cung cấp canxi lý tưởng. Hầu hết các loại phô mai có thể đáp ứng 20% nhu cầu canxi của cơ thể chỉ với khẩu phần khoảng 28g. 250g sữa chua có thể đáp ứng 30% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày.
- Các loại cá béo như: Cá hồi, cá mòi, cá trích ngoài giàu acid béo omega 3, omega 6 còn giàu canxi. 85g cá hồi có thể đáp ứng khoảng 21% nhu cầu canxi của cơ thể. 92g cá mòi có thể cung cấp cho bạn 35% nhu cầu canxi khuyến nghị hàng ngày.
- Các loại đậu như: Đậu rồng, đậu tây trắng, đậu nành cũng có chứa hàm lượng canxi dồi dào. 172g đậu rồng chín có thể cung cấp 24% nhu cầu canxi hàng ngày. Chế phẩm từ đậu như đậu phụ cũng rất tốt cho người nhược cơ (không mắc bệnh tuyến giáp). 126g đậu phụ có thể cung cấp cho cơ thể 86% nhu cầu canxi hàng ngày.
- Rau lá xanh đậm như: Cải bó xôi, cải xoăn, rau dền, quả sung, trái bơ, kiwi cũng rất giàu canxi.
Thực phẩm giàu vitamin D3
Với câu hỏi bệnh nhược cơ nên ăn gì, các chuyên gia còn khuyên người bệnh tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin D3. Vitamin D3 rất cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi ở ruột non. Thiết loại vitamin này, canxi sau khi vào ruột không thể hấp thụ được vào trong máu.
Một số thực phẩm giàu vitamin D3 như:
- Cá hồi: 85g cá hồi có thể đáp ứng 81% nhu cầu vitamin D3 hàng ngày của cơ thể. Loại cá này còn rất giàu vitamin B, vitamin C, omega 3 cực kỳ cần thiết cho sức khỏe.
- Cá mòi là loại cá biển chứa ít thủy ngân hơn các loại khác. Ngoài canxi, cá mòi cũng cung cấp cho cơ thể omega 3, vitamin B12.
- Trứng là thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình và có thể chế biến thành nhiều món. Một quả trứng có thể áp ứng 6% nhu cầu vitamin D3 của cơ thể mỗi ngày.
- Gan bò ngoài cung cấp nhiều đạm, sắt, vitamin A, vitamin B, còn rất giàu vitamin D3. 86g gan bò có thể đáp dung 5% nhu cầu vitamin D3 trong 1 ngày của cơ thể.
- Các loại sữa ít béo có hàm lượng vitamin D3 cao nhất nên người bệnh có thể tăng cường sử dụng thực phẩm này.
- Trong các loại hải sản, sò là thực phẩm chứa nhiều vitamin D3. Sò cũng cung cấp nhiều vitamin B12, sắt, kẽm, mangan cho cơ thể.
- Các loại trái cây có múi, nhất là cam cũng giàu vitamin D. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá 200ml nước cam mỗi ngày để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Uống kháng sinh trước hay sau ăn? Cần hiểu rõ để áp dụng
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại viên uống bổ sung canxi và vitamin D. Thành phần của viên uống thường bao gồm cả canxi và vitamin D3. Ngoài bổ sung hai chất này từ thực phẩm, bạn cũng có thể dùng viên uống mỗi ngày.
Nhóm thực phẩm giàu kali
Người bị bệnh nhược cơ nên ăn gì? Câu trả lời là nhóm thực phẩm giàu kali. Kali là thành phần quan trọng, giúp tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến cơ. Kali có trong nhiều loại thực phẩm như:
- Các loại trái cây giàu kali như chuối, cam, dưa lê, dưa hấu, bưởi, bơ, mận khô, chà là, nho khô
- Các loại rau củ quả như măng tây, rau má, khoai lang, cà tím, củ cải, nấm, củ dền, bí ngô, cải bó xôi,…
- Sữa và chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua cũng là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Một hũ sữa chua có thể cung cấp 50% nhu cầu canxi và 12% nhu cầu kali của cơ thể hàng ngày.
- Một số loại cá như cá tuyết, cá ngừ, cá hồi, cá bơn hoặc ngao cũng rất giàu kali. 100g thịt ngao có thể cung cấp cho cơ thể hơn 500mg kali hoặc 28g thịt cá hồi có thể đáp ứng 10% nhu cầu kali của cơ thể.
- Các loại đậu như đậu cúc, đậu tây, đậu nành, đậu lăng, đậu đen, đậu ngự, đậu Hà Lan vừa bổ sung kali, vừa cung cấp chất đạm và chất xơ cho cơ thể.
Ngoài các thực phẩm kể trên, người bệnh nhược cơ cũng nên sử dụng thực phẩm bổ sung kali theo tư vấn của bác sĩ.
Nhóm thực phẩm tốt cho thị lực
Tại sao nhược cơ lại nên tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho thị lực? Bởi theo thống kê, hơn 50% người bị bệnh nhược cơ xuất hiện những triệu chứng ban đầu là nhược cơ mắt. Có những bệnh nhân chỉ có duy nhất triệu chứng nhược cơ mắt. Khi bị nhược cơ mắt, người bệnh sẽ gặp tình trạng song thị – tức là nhìn 1 vật nhưng thành 2 ảnh. Các thực phẩm tốt cho thị lực cũng là câu trả lời cho câu hỏi bệnh nhược cơ nên ăn gì.
Thực phẩm tốt cho thị lực bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin A như: Trứng, sữa, cá chép, thịt vịt, gan động vật,…
- Thực phẩm cung cấp nhiều beta-caroten (chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A) như: Cà rốt, bí đỏ, đu đủ, súp lơ xanh, rau bina, rau ngót,…
- Thực phẩm giàu vitamin C như: Trái cây có múi, ổi, cà chua, dứa, súp lơ, dâu tây, dưa hấu,…
- Thực phẩm giàu vitamin E như: Dầu nành, dầu đậu phộng, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu lutein như: Cải bó xôi, ngô, cải xoăn, trứng,…
- Thực phẩm giàu selenium như: Trứng, ngũ cốc, gan, cật, hải sản,…
>>>>>Xem thêm: Chi phí đặt stent mạch vành có mắc không?
Bệnh nhược cơ nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như sụp mí mắt, nói giọng mũi, các cơ bị suy yếu, tổn thương ở các cơ tay, chân, cơ hô hấp,… Do đó, người bệnh cần được ăn uống đủ chất. Nhược cơ có thể khiến bệnh nhân khó nhai nuốt nên những đồ ăn mềm, dễ tiêu sẽ là lựa chọn tốt nhất. Kết hợp điều trị kịp thời, ăn uống khoa học và tập luyện vừa sức, bệnh nhược cơ sẽ sớm được kiểm soát. Bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, chúng ta cần bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể, nhất là canxi.
Xem thêm: Hội chứng nhược cơ bẩm sinh: Những điều cần biết
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể