Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Đau đầu sau tai có thể xuất hiện do tổn thương tại chỗ hoặc các bệnh lý ở vùng lân cận. Nếu muốn điều trị tận gốc tình trạng này thì trước tiên bạn cần làm rõ các nguyên nhân làm phát sinh triệu chứng nói trên.

Bạn đang đọc: Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Đau đầu sau tai là triệu chứng mà ẩn sau nó có thể là một trong số nhiều bệnh lý khác nhau như đau dây thần kinh chẩm, viêm xương chũm, rối loạn khớp thái dương hàm,… Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Kenshin.

Những nguyên nhân thường gặp gây đau đầu sau tai

Đau vùng đầu sau tai có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất phải kể đến những bệnh lý dưới đây:

Viêm/tổn thương dây thần kinh chẩm

Khi dây thần kinh chẩm bị viêm hoặc tổn thương thì đau nhức vùng đầu ngay phía sau tai là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng bất thường trên phát sinh do:

  • Dây thần kinh chẩm hoặc một số rễ thần kinh C2/C3 bị chèn ép cơ học. Điều này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc xuất hiện ở cả dây thần kinh chẩm lớn và dây thần kinh chẩm bé. Chúng được khơi mào chủ yếu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
  • Cơ cổ bị căng trong thời gian dài, không được trở về trạng thái nghỉ. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy tạm thời, làm sản sinh nhiều axit lactic và gây đầu độc cơ.
  • Chấn thương do tác động lực từ môi trường bên ngoài lên vùng đầu và cổ. Từ đó dẫn đến sang chấn và tổn thương dây thần kinh chẩm lớn hoặc nhỏ.
  • Sự rối loạn chuyển hóa (vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân viêm mạch máu, tiểu đường, gout) cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm.

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 1

Khi dây thần kinh chẩm bị tổn thương thì đau đầu sau tai rất dễ xảy ra

Ngoài triệu chứng điển hình nói trên thì người bị đau dây thần kinh chẩm còn bị nhức đầu, đau lan ra phía sau mắt và đặc biệt mẫn cảm với ánh sáng. Khi mắc phải, dù người bệnh cử động nhẹ như xoay cổ, chải đầu thì cơn đau cũng tăng lên.

Viêm xương chũm

Xương chũm nằm ngay phía sau vành tai, kết cấu hơi lồi và bạn có thể sờ thấy được khi chạm tay vào khu vực này. Viêm xương chũm có thể xảy đến với bất kỳ ai nhưng thường được tìm thấy ở trẻ em do ống tai của các bé có cấu tạo khá ngắn, đường vào hẹp nên dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm.

Viêm xương chũm có thể xuất hiện cấp tính, hồi phục trong vòng 3 tuần hoặc kéo dài dai dẳng trong 3 – 4 tháng. Bệnh có mối liên quan mật thiết đến nhiễm trùng tai giữa, viêm tai Cholesteatoma.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: Đau nhức xương chũm, sưng tấy, xuất hiện mủ và có thể lẫn máu. Đau đầu sau tai thường xuất hiện theo nhịp, tăng dần về cường độ và mở rộng phạm vi ra phía thái dương. Ngoài ra bệnh còn đi kèm sốt, mê sảng, giảm hoặc mất hoàn toàn thính lực.

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 2

Viêm xương chũm cũng là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh hiện tượng này

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là nơi giáp ranh giữa vùng xương hàm và thái dương. Nó nằm ở góc cuối của hàm, áp sát tai nên nếu bị rối loạn chức năng thì đau đầu ở sau tai là điều không nằm ngoài dự đoán.

Rối loạn khớp thái dương hàm thường gây ra những cơn đau âm ỉ, người bệnh gặp khó khăn trong việc há miệng, nhai, nuốt, nói chuyện. Cơn đau thường lan ra phía sau, khi cử động hàm có thể nghe thấy tiếng lục cục và nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng cứng hàm. Khi đó người bệnh sẽ không thể đóng mở miệng theo ý muốn.

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 3

Nhiều trường hợp đau đầu phía sau tai có liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm

Bệnh lý nha khoa

Khi mắc các bệnh lý nha khoa như: Viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng, áp xe răng,… thì đau sau tai, đau hàm, đau nửa dưới mặt là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu. Đây là vấn đề mang tính tạm thời, ảnh hưởng liên đới do nằm liền kề chứ không liên quan gì đến các tổn thương vùng sau tai. Do đó khi điều trị khỏi các bệnh lý răng miệng thì triệu chứng trên cũng tự khắc biến mất.

Khi nào cần đi khám?

Cũng là đau đầu sau tai nhưng không phải trường hợp nào cũng cần thăm khám ngay tức thì. Đa phần các ca đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính, không tiềm ẩn rủi ro và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo dưới đây thì hãy ghé qua các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời:

  • Cơn đau không có xu hướng thuyên giảm mà càng ngày càng nặng nề hơn, xảy ra với tần suất dày đặc hơn qua thời gian.
  • Xuất hiện những cơn đau vùng đầu vừa đột ngột, vừa dữ dội.
  • Cơn đau đi kèm với các dấu hiệu viêm tai giữa như đau tai chảy dịch, sốt.
  • Đau sau tai kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn vọt, khó thở, co giật, cứng hàm.
  • Điều trị nhưng cơn đau vẫn không có dấu hiệu thoái lui.

Tìm hiểu thêm: Ung thư hắc tố có nguy hiểm không?

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 4
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh hãy chủ động thăm khám để được can thiệp kịp thời

Khi thăm khám, để chẩn đoán và làm rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ. Sau đó chuyên gia y tế sẽ căn cứ vào kết quả để xác định chính xác bệnh lý và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Điều trị đau đầu sau tai như thế nào?

Việc điều trị đau đầu sau tai thường căn cứ vào nguyên nhân gốc rễ. Khi đã “nằm lòng” căn nguyên làm phát sinh triệu chứng này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành can thiệp tức thời. Dưới đây là một số giải pháp cho từng trường hợp cụ thể:

Đau dây thần kinh chẩm

Khi bị đau thần kinh chẩm, người bệnh sẽ được điều trị theo các cách sau:

  • Vật lý trị liệu: Việc mát xa, chườm ấm phát huy kết quả tốt đối với bệnh đau dây thần kinh chẩm. Giải pháp này thường được chỉ định đối với các trường hợp nhẹ và có thể thực hiện ngay tại nhà.
  • Dùng thuốc: Người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau, chống viêm, dãn cơ. Ngoài ra, nếu xuất hiện tình trạng co giật thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc Carbamazepine, Gabapentin để giảm thiểu triệu chứng.
  • Làm bất hoạt tạm thời khả năng cảm giác của dây thần kinh: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chứa corticosteroid để làm giảm đau, chống viêm tức thời cho vùng bị thương tổn.
  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Sử dụng xung điện để chặn đứng con đường dẫn truyền tín hiệu đau. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, độ xâm lấn thấp và mang đến hiệu quả giảm đau cực cao.
  • Phẫu thuật: Thường được chỉ định cho các trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị đối với các phương pháp vừa nêu.
  • Giải ép mạch máu: Giải phóng dây thần kinh chẩm ra khỏi những mạch máu đang gây chèn ép chúng.

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 5

Đau sau tai do dây thần kinh chẩm có thể được can thiệp theo nhiều phương pháp khác nhau

Viêm xương chũm

Cách hiệu quả nhất trong điều trị viêm xương chũm là sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng thì bệnh nhân sẽ được rạch màng nhĩ và thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cắt bỏ vùng xương chũm bị hủy hoại.

Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm 6

>>>>>Xem thêm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt bỏ xương chũm được chỉ định cho các trường hợp nặng

Rối loạn khớp thái dương hàm

Nếu bệnh nhân bị đau vùng đầu sau tai do rối loạn khớp thái dương hàm thì tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu, giải phóng dịch khớp, dùng corticosteroid hoặc phẫu thuật.

Cuối cùng, khi đau đầu sau tai phát sinh do bệnh lý nha khoa thì người bệnh cần điều trị triệt căn các vấn đề răng miệng bằng cách nhổ bỏ, chữa tủy hoặc trám răng, dùng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,… để cải thiện tình hình.

Những thắc mắc xoay quanh chủ đề đau đầu sau tai đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Bạn hãy lưu lại những thông tin quan trọng này để ứng dụng khi cần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *