Cá và động vật có vỏ là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong một số loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân nhất định khiến người dùng lo lắng. Vậy thủy ngân trong cá và động vật có vỏ có thực sự nguy hiểm?
Bạn đang đọc: Thủy ngân trong cá và động vật có vỏ có thực sự nguy hiểm không?
Các loại cá và động vật có vỏ là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật chứa hàm lượng thủy ngân nhất định. Điều này khiến không ít người tiêu dùng lo lắng. Để có thể xóa bỏ nỗi hoang mang và yên tâm dùng các loại thực phẩm này, bạn hãy cùng Kenshin tìm hiểu về thủy ngân trong cá và động vật có vỏ.
Contents
Thủy ngân là gì? Thủy ngân bị nhiễm vào cá như thế nào?
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại nặng, ký hiệu là Hg. Thủy ngân có trong đất, nước và cả không khí bằng nhiều cách khác nhau như: Do đốt than, phun trào núi lửa, cháy rừng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, hoạt động sản xuất công nghiệp,… Thủy ngân cũng được dùng trong nhiệt kế, máy điều nhiệt,… Khi các thiết bị, dụng cụ có sử dụng thủy ngân bị tiêu hủy nó cũng sẽ thải ra một lượng thủy ngân nhất định trong môi trường.
Thủy ngân có thể từ không khí rơi xuống, tích tụ trong dòng sông, dòng suối, đổ ra đại dương. Thủy ngân đi vào nước sẽ bị vi khuẩn biến đổi thành metyl thủy ngân – một loại thủy ngân hữu cơ. Cá và động vật có vỏ hấp thụ thủy ngân hữu cơ từ nguồn nước và thức ăn của chúng. Khi vào trong cơ thể, các phân tử thủy ngân hữu cơ sẽ gắn chặt với các protein trong mô cơ của cá và động vật có vỏ. Điều đáng nói là thủy ngân không hề bị phân hủy ngay cả khi chúng ta nấu chín cá và động vật có vỏ.
Ảnh hưởng của thủy ngân trong cá và động vật có vỏ
Khi tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao, con người sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
Tiêu thụ quá nhiều thủy ngân trong cá và động vật có vỏ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hệ thần kinh, và đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là thai nhi và trẻ em.
Nhiễm độc thủy ngân trong thời gian dài có thể gây ra các rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn lo âu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Một số rối loạn hệ thần kinh trung ương ở người nhiễm độc thủy ngân có thể gây triệu chứng mất thăng bằng, run chân, co giật…Người tiêu thụ nhiều cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao trong suốt thời gian dài nên theo dõi các dấu hiệu nhiễm độc để đi khám kịp thời.
Nhẹ hơn nhiễm độc là tình trạng ngộ độc thủy ngân. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh tiêu thụ hải sản bị nhiễm thủy ngân nồng độ cao.
Những người hấp thụ lượng lớn thủy ngân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về não. Tiêu thụ quá nhiều hải sản có nồng độ thủy ngân cao làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, Alzheimer, Parkinson.
Khi các hạt thuỷ ngân tắc nghẽn trong thận sẽ làm rối loạn chức năng thận. Thận lại là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể. Nên tiếp xúc với thủy ngân nồng độ cao khiến thận phải làm việc quá sức dễ dẫn đến suy thận. Khi đó, thủy ngân càng khó được đào thải và tích tụ nhiều hơn trong cơ thể để gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các nghiên cứu cũng cho thấy người tiếp xúc với thủy ngân nhiều dễ mắc các bệnh như huyết áp cao, đau tim, cholesterol xấu tăng cao.
Thai nhi phải tiếp xúc với thủy ngân ngay khi còn trong bụng mẹ lúc chào đời dễ bị giảm trí nhớ, tập trung kém, suy giảm chức năng ngôn ngữ và vận động.
Những loài cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao
Để tránh bị ảnh hưởng bởi thủy ngân trong cá và động vật có vỏ, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ những loài chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sự tích tụ của thủy ngân hữu cơ trong các loại cá và động vật có vỏ phụ thuộc vào môi trường sống, nguồn thức ăn, vị trí địa lý của chúng.
Hầu hết các loài cá, thủy hải sản đều chứa nồng độ thủy ngân nhất định trong cơ thể. Nhưng những loài được cho là chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn cả thường là những loài cá ăn thịt như cá ngừ, cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngói Vịnh Mexico, cá Pike phương Bắc. Lý do là bởi khi những loài cá ăn thịt này ăn những loại cá khác, chúng cũng hấp thụ thêm lượng thủy ngân có trong các loài khác. Ngoài ra, cá ăn thịt có kích thước lớn thường sống lâu năm nên lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể càng nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc hậu sản đúng đắn cho sản phụ
Nồng độ thủy ngân trong cá và động vật có vỏ được đo bằng đơn vị ppm (phần triệu). Nếu chưa biết những loại cá ngậm thủy ngân nhiều nhất, bạn có thể tham khảo nồng độ thủy ngân trung bình ở một số loại cá và động vật có vỏ được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như bảng dưới đây:
Cá:
- Cá kiếm: 0,995 ppm;
- Cá mập: 0,979 ppm;
- Cá thu vua: 0,730 ppm;
- Cá ngừ mắt to: 0,689 ppm;
- Cá ngừ đóng hộp: 0,128 ppm;
- Cá tuyết: 0,111 ppm;
- Cá trích: 0,084 ppm;
- Cá hồi: 0,071 ppm;
- Cá thu Đại Tây Dương: 0,050 ppm;
- Cá da trơn: 0,025 ppm;
- Mực: 0,023 ppm;
- Cá cơm: 0,017 ppm;
- Cá mòi: 0,013 ppm.
Động vật có vỏ
- Tôm hùm Mỹ: 0,107 ppm;
- Cua: 0,065 ppm;
- Tôm càng xanh: 0,035 ppm;
- Sò điệp: 0,003 ppm;
- Hàu: 0,012 ppm;
- Tôm: 0,001 ppm.
Nên ăn cá và động vật có vỏ thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Thực tế, ảnh hưởng của thủy ngân trong cá và động vật có vỏ ít hơn lợi ích dinh dưỡng mà những loài này mang lại. Chỉ cần biết sử dụng những thực phẩm này đúng cách, bạn sẽ không cần quá lo lắng đến ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân có trong chúng. Theo đó, bạn có thể áp dụng những cách sau để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những người trong gia đình:
- Nên hạn chế ăn các loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ưu tiên sử dụng những loại cá và động vật có vỏ chứa hàm lượng thủy ngân thấp.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn các loại cá và động vật có vỏ có tên trong bảng trên khoảng 2 lần.
- Mua cá và động vật có vỏ từ các nguồn uy tín như cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng lớn uy tín.
- Khi sơ chế nên loại bỏ các bộ phận tích tụ nhiều thủy ngân và các chất độc hại khác như ruột, gan.
>>>>>Xem thêm: Uống biotin có nổi mụn không? Những tác dụng phụ của biotin mà bạn nên biết
Cá và động vật có vỏ là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy rằng chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn thủy ngân trong cá và động vật có vỏ nhưng chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của chúng bằng nhiều cách khác nhau. Dù cá và động vật có vỏ tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ để giảm hấp thụ thủy ngân và tránh bị mất cân bằng dinh dưỡng bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể