Chân dài chân ngắn là một dị tật phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng nếu được phẫu thuật sớm thì đều cho kết quả tốt. Thực tế cũng cho thấy người bệnh chỉ mất chừng 2 – 3 tháng để phục hồi chức năng hoàn toàn sau can thiệp xâm lấn.
Bạn đang đọc: Chân dài chân ngắn do đâu? Làm thế nào để khắc phục?
Hiện tượng chân dài chân ngắn có thể sinh ra đã có hoặc phát sinh do bệnh tật, các yếu tố ngoại lai. Chúng gây ra nhiều khó khăn trong việc đi lại và khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Vậy nên can thiệp sớm là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu để giúp họ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Contents
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân dài chân ngắn
Chân dài chân ngắn được hiểu là tình trạng chiều dài hai chân không bằng nhau. Khi ngồi, nằm thì không thể phát hiện ra vấn đề nhưng nếu đi lại, bạn sẽ nhận ra ngay sự bất thường trong từng bước đi tập tễnh.
Hiện tượng này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý nhất là những lý do cơ bản sau:
- Dị tật bẩm sinh xảy ra ở xương (xương chày, xương mác và xương đùi), khớp háng, dây chằng hoặc cơ, gân vùng chi dưới.
- Có tiền sử gãy xương và sau khi phẫu thuật, chữa lành thì xương hai bên phát triển không đều nhau. Vấn đề này rất dễ gặp nếu như vùng thương tổn nằm ngay ở sụn tăng trưởng của xương dài.
- Chấn thương do va chạm cơ học (không gãy) có thể làm tăng tốc độ hóa xương của vùng đầu sụn ở trẻ. Từ đó khiến hai bên xương dần phát triển mất cân xứng, chênh lệch rõ về chiều dài.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bại não, bại liệt và những bệnh lý này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hệ vận động. Kết quả là cơ dần nhỏ và yếu đi, co rút mạnh và làm thay đổi chiều dài hai chân.
- Trật khớp háng ở một bên nào đó có thể khiến đầu xương di lệch đến vị trí cao hơn và làm co ngắn phần chân cùng bên, từ đó gây ra hiện tượng mất cân đối hai chân.
- Dây chằng bị lỏng lẻo nên thân xương đùi bị hạ thấp, từ đó làm co ngắn độ dài tổng của bên chân liên đới. Trong trường hợp này, các thành phần xương đối xứng không hề có sự chênh lệch về kích thước.
- Khe khớp bị co sẽ làm cản trở hoạt động của khớp, gây cứng khớp và có thể làm trật đầu xương ra khỏi vị trí đấu nối này.
- Sự bất thường ở bàn chân, cụ thể là chúng quay sấp quá mức vào bên trong và khiến một chân ngắn hơn so với chân còn lại.
Một số hệ lụy
Khi hai chân không dài bằng nhau, người bệnh thường phải đối diện với những vấn đề sau:
- Hạn chế khả năng vận động: Sự mất cân đối về độ dài khiến người bệnh không giữ được thế đứng thăng bằng, đi lại khó khăn, dễ bị xô ngã. Điều đáng nói là nếu thương tích xảy ra thì vấn đề trên có thể diễn tiến phức tạp hơn.
- Ảnh hưởng đến học tập, lao động: Điều này cũng do giảm khả năng vận động gây ra. Khi chân bị tập tễnh, việc đi đến chỗ làm, sử dụng phương tiện giao thông đều phát sinh nhiều vấn đề bất tiện. Tiến độ hoàn thành công việc và bài tập thể chất cũng chậm hơn hẳn người bình thường. Từ đó gây ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp của người bệnh.
- Sinh tâm lý tự ti, mặc cảm: Đây là một dạng khuyết tật rất dễ nhận thấy, chúng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nên khiến người bệnh sinh tâm lý mặc cảm, không còn tự tin thể hiện mình và ngày càng hạn chế giao tiếp với những người xung quanh.
- Tác động tiêu cực đến sức khỏe: Do hai chân mất cân xứng nên khi di chuyển, lực sẽ tác động không đều lên xương chậu, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến các tổ chức bên trên. Đặc biệt là rất dễ gây ra tình trạng cong vẹo cột sống.
Làm thế nào để khắc phục?
Việc chung sống với thực trạng chân dài chân ngắn là điều không hề đơn giản, càng để lâu càng gây ra nhiều phiền toái. Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề sức khỏe này?
Đi giày chỉnh hình
Đây là cách khắc phục mang tính chất tạm thời nhưng ưu điểm là có thể cải thiện ngay lập tức dáng đi của người bệnh, giúp họ đi lại dễ dàng như người bình thường.
Đi giày chỉnh hình phù hợp với những bệnh nhân có kích thước xương chậu bất thường hoặc xương đùi, xương ống chân không cân đối. Để can thiệp, bác sĩ sẽ đo đạc độ chênh lệch về chiều dài giữa hai chân, sau đó đệm thêm phần đế giày cho bên chân ngắn hơn.
Về bản chất, phương pháp này chỉ giúp cải thiện hình thức bên ngoài nhưng những ảnh hưởng tiêu cực lên vùng cột sống, xương chậu thì vẫn âm thầm xảy ra.
Phẫu thuật
So với việc đi giày chỉnh hình thì phẫu thuật là phương pháp đem đến hiệu quả toàn diện và lâu dài hơn hẳn. Phương thức can thiệp này thường được áp dụng trong trường hợp chênh lệch độ dài hai chân từ 5cm trở lên, đặc biệt là với trẻ em và người có chiều cao nằm dưới giá trị trung bình.
Sau khi phẫu thuật kéo dài chân, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề cơ bản sau:
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ kéo dài đúng theo khuyến cáo của chuyên gia y tế.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh vùng thương tổn sau phẫu thuật, đặc biệt là ở vị trí dùng đinh và vít cố định xương.
- Phẫu thuật kéo dài xương gây ảnh hưởng đến cơ, da, dây chằng và mạch máu nên người điều trị cần được kiểm tra thân nhiệt, giác quan, khả năng vận động để ứng phó nhanh trước những biến chứng do phẫu thuật gây ra.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Kinh nguyệt màu đen có thai không?
Ngoài kỹ thuật mổ kéo dài xương thì phẫu thuật thu ngắn xương cũng được áp dụng để cải thiện tình trạng hai chân không đều nhau. Phương pháp này được chỉ định khi sự chênh lệch chiều dài chân nhỏ hơn 5cm và sử dụng ưu tiên trong trường hợp người bệnh đã ở tuổi trưởng thành (xương không còn dài thêm).
Về bản chất, phẫu thuật thu ngắn xương thực hiện theo nguyên tắc ngăn chặn quá trình phát triển của phần xương chân dài hơn, để phần xương ngắn hơn phát triển tự nhiên và “đuổi kịp” xương dài. Khi thực hiện phương pháp can thiệp này, người bệnh cần ghi nhớ một số thông tin trọng yếu sau:
- Thời gian nằm viện thường kéo dài khoảng ba tuần, chân sẽ nẹp cố định trong vòng 20 – 30 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn sau 2 – 3 tháng. Khả năng yếu và teo cơ chân sau phẫu thuật là khá cao nên người bệnh nên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng từ giai đoạn sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân cần đến sự hỗ trợ của nạng trong khoảng hai tháng đầu. Phần kim loại được dùng để cố định xương sẽ được lấy ra sau một năm kể từ thời điểm phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Cách bảo quản cơm qua đêm mà bạn nên biết
Chân dài chân ngắn tuy không ảnh hưởng đến sự sống còn nhưng chúng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống hằng ngày và có thể dẫn đến những hệ lụy đáng ngại về sức khỏe. Vậy nên người bệnh cần được chẩn đoán sớm, phẫu thuật kịp thời để điều trị dứt điểm vấn đề trên.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể