Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy các loại vắc xin phòng bệnh ngay từ sớm. Một phần vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện đủ để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã thắc mắc liệu tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?

Bạn đang đọc: Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?

Tiêm chủng vắc xin đầy đủ là hoạt động vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Vậy có thể tiêm bao nhiêu mũi vắc xin miễn phí? Có bao nhiêu loại vắc xin? Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là những thắc mắc mà nhiều cha mẹ đặt ra trước khi cho con mình tiêm chủng. Cùng đọc qua bài viết sau để tìm hiểu xem có mũi thủy đậu trong tiêm chủng mở rộng hay có nên cho trẻ tiêm phòng hay không nhé?

Các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia

Các chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đang được triển khai trên toàn quốc, đối tượng tiêm chủng được mở rộng cùng số lượng vắc xin. Sau đây là danh sách các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Vắc xin phòng lao BCG;
  • Vắc xin phòng bại liệt;
  • Vắc xin phòng viêm gan B;
  • Vắc xin phòng rubella;
  • Vắc xin phòng sởi;
  • Vắc xin phòng bạch hầu;
  • Vắc xin phòng ho gà;
  • Vắc xin phòng uốn ván;
  • Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn tuýp B (Hib);
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản;
  • Vắc xin phòng bệnh tả (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao);
  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao).

Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 1

Các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia

Những mũi vắc xin cần thiết khác

Ngoài những loại vắc xin trên, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm chủng thêm các loại vắc xin khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Các mũi vắc xin được khuyên nên tiêm thêm bao gồm:

  • Vắc xin phòng thủy đậu: Vắc xin này được chỉ định tiêm chủng cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên.
  • Vắc xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C.
  • Vắc xin phòng cúm: Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi nên tiêm 1 liều 0,25ml/năm, trẻ từ trên 36 tháng tuổi và người lớn sẽ tiêm 1 liều 0,5ml/ năm. Vì vắc xin phòng cúm rất quan trọng nên cần tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Vắc xin phòng viêm gan A.
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.
  • Vắc xin phòng ngừa HPV: Giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung, được chỉ định tiêm cho những bé gái từ 9 đến 26 tuổi.

Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 2

Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?

Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?

Tiêm chủng mở rộng là dự án y tế nhằm mang lại cho trẻ em cơ hội tiêm chủng miễn phí, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên nhiều cha mẹ thắc mắc chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không khi chỉ có 12 loại vắc xin trong chương trình này.

Có thể thấy, câu trả lời cho thắc mắc tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là “Không”. Mặc dù tại Việt Nam hiện có tới 30 loại vắc xin nhưng vì ngân sách xã hội có hạn nên chỉ có 12 loại vắc xin được hỗ trợ chi phí. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia các phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng và các mũi vắc xin khác nhằm bảo vệ và giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn.

Một trong số các mũi tiêm được khuyến khích là vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Tuy bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng vẫn có một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Bệnh nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh viêm não, viêm màng não hoặc thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu thêm: Những món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được khuyên dùng

Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 3
Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? Câu trả lời là không

Lưu ý những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng

Mặc dù việc tiêm chủng mở rộng rất cần thiết nhưng không phải lúc nào cơ thể trẻ cũng sẵn sàng để tiêm vắc xin. Các phụ huynh và gia đình cần lưu ý một số dấu hiệu chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng sau:

Đối với trẻ sơ sinh

Vì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, mà việc tiêm vắc xin thực chất là đưa các tác nhân gây bệnh đã bị vô hiệu hóa vào cơ thể nên sẽ khó tránh các dấu hiệu đáng chú ý sau:

  • Trẻ sốt cao, trên hoặc bằng 38 độ C.
  • Thân nhiệt trẻ hạ thấp dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nhịp tim bất thường, không ổn định.
  • Phản ứng bất thường, trẻ có thể mệt mỏi, li bì, bú kém,…
  • Cân nặng của trẻ dưới 2 kg và có các chống chỉ định khác.

Với trẻ trên 1 tuổi

Các dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ trên 1 tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm phần lớn cũng giống trẻ sơ sinh như sốt cao, tụt thân nhiệt, nhịp tim không ổn định,… Ngoài ra có thêm một vài biểu hiện đặc biệt khác như:

  • Trẻ có tiền sử từng bị sốc, có phản ứng sau tiêm vắc xin nghiêm trọng ở lần tiêm chủng trước.
  • Trẻ đang hoặc đã từng mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
  • Trẻ đang hoặc vừa kết thúc việc tiêm vắc xin điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Nhịp thở không ổn định.
  • Ý thức có biểu hiện bất thường và chống chỉ định khác.

Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 4

>>>>>Xem thêm: 11 dấu hiệu của stress dễ nhận biết

Những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có thể thấy, thông qua bài viết trên chúng ta đã biết được tầm quan trọng cũng như một vài thông tin cơ bản của chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay. Đồng thời giải đáp được thắc mắc của cha mẹ là tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại thêm kiến thức bổ ích, hữu ích và giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn vai trò của vắc xin đối với sức khỏe trẻ em.

Các bài viết liên quan

  1. Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay

  2. Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?

  3. Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?

  4. Bé 10 tháng tiêm sởi được không?

  5. Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả

  6. Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

  7. Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?

  8. Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?

  9. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  10. Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *