Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Có nhiều cách điều trị khác nhau, trong đó áp dụng một số món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình đem lại hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được khuyên dùng
Rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc thay đổi chế độ ăn uống đang được áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là các món ăn có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Contents
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình xảy ra khi một căn bệnh, tình trạng hoặc chấn thương cản trở hệ thống cân bằng của cơ thể. Điều này dẫn đến chóng mặt, choáng váng và các triệu chứng liên quan đến thăng bằng khác. Rối loạn tiền đình thường bắt gặp với các triệu chứng phổ biến thường gặp. Chúng bao gồm:
- Chóng mặt;
- Cảm thấy mất cân bằng;
- Tầm nhìn bị mờ đi;
- Trạng thái tinh thần thay đổi, mất phương hướng;
- Choáng váng, có thể bị vấp ngã.
Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình có thể gặp một số triệu chứng ít phổ biến hơn. Chẳng hạn như: Buồn nôn, tiêu chạy, nôn mửa, tim đập nhanh,…
Gợi ý một số món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
Chế đọ ăn hợp lý dành cho người rối loạn tiền đình sẽ bao gồm các thực phẩm có thể giúp xây dựng, hỗ trợ màng tế bào và các tế bào thần kinh. Những thực phẩm này chứa các axit béo không bão hòa có chất chống viêm cần thiết, các vitamin như vitamin B2 và magie có lợi cho các tế bào cần chuyển hóa năng lượng để phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày.
Dưới đây là 7 món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình có thể tham khảo.
Óc heo hấp ngải cứu
Theo nhiều tài liệu y học, óc heo là một trong những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất phổ biến như canxi, phốt pho, sắt,… Những thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc duy trì sức khỏe của xương khớp. Đồng thời, nó còn hỗ trợ điều trị đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh,… Đặc biệt, rau ngải cứu còn có tác dụng lưu thông máu, giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng. Nên ăn liên tục trong 1 tuần để đạt được hiệu quả cải thiện bệnh.
Nguyên liệu chế biến bao gồm:
- Óc heo;
- Ngải cứu;
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến như sau:
- Sau khi mua óc heo, bạn có thể sơ chế bằng cách loại bỏ các mạch máu lớn.
- Tiến hành chần óc heo qua nước sôi.
- Rửa ngải cứu và cắt thành miếng dài khoảng 2cm.
- Cho óc heo và ngải cứu vào hấp cách thủy khoảng 40 phút.
- Khi ăn có thể cho lá rau diếp vào để thêm mùi vị.
Canh óc heo nấu với nấm mộc nhĩ
Canh óc heo với nấm mộc nhĩ là một trong những món ăn mang lại hiệu quả tích cực điều trị rối loạn tiền đình. Mộc nhĩ giúp chống oxy hóa, giảm mỡ máu, nó cũng giúp cải thiện tình trạng suy nhược. Óc heo và nấm mộc nhĩ đều cung cấp những chất bổ dưỡng cho cơ thể. Cần chuẩn bị nguyên liệu:
- Óc heo;
- 15g nấm mộc nhĩ.;
- Gia vị vừa đủ.
Món canh sẽ giúp sự kết hợp 2 thành phần hòa quyện và đậm vị hơn. Cách chế biến:
- Rửa óc heo và loại bỏ các mạch máu của nó, có thể rửa chung với gừng để khử mùi tanh.
- Nấm mộc nhĩ ngâm trong nước lạnh trong 15 phút. Sau đó rửa sạch, thái nhỏ, cho vào chảo nấu trong 30 phút với 1 muỗng canh dầu thực vật.
- Thêm 1 muỗng canh rượu, muối, gia vị vừa đủ và thêm đủ nước để đun sôi.
- Cho óc heo vào, thêm 1 bát nước nhỏ và đun nhỏ lửa thêm 40 phút nữa.
- Khi ăn, bạn có thể thêm hạt tiêu và các gia vị khác.
Trứng gà hấp với nghệ và mật ong
Trứng, nghệ và mật ong là những nguyên liệu có chứa các chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp 3 thành phần này mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt. Chúng có tác dụng an thần, tăng cường thể lực rất tốt cho dân văn phòng, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Nguyên liệu bao gồm :
- 1 quả trứng gà;
- 1 muỗng canh mật ong;
- 1 muỗng canh bột nghệ.
Cách chế biến:
- Trộn trứng, mật ong và nước nghệ trong máy xay sinh tố và đánh đều, mịn, nhuyễn ra.
- Hỗn hợp sau khi xay thu được đem đi hấp cách thủy tầm 20 – 30 phút.
- Chia làm nhiều phần ăn và bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.
Đây là món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình dễ làm tại nhà chỉ với 3 nguyên liệu bổ dưỡng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 lần, thời gian vào khoảng 8 – 9 giờ tối là tốt nhất.
Canh sườn non nấu với lá đinh lăng
Đinh lăng là một loại dược liệu quý, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Thường xuyên ăn món canh sườn non nấu lá đinh lăng sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu lưu thông lên não. Món này nên ăn thường xuyên 2 – 3 lần trong một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu:
- Lá đinh lăng;
- Sườn non;
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến như sau:
- Rửa sạch sườn non và cắt thành miếng vừa ăn, trộn đều với muối.
- Ướp sườn non với một số gia vị khác như tiêu, nước mắm, muối, đường,… trong khoảng 15 phút.
- Cho sườn non vào nồi và nấu cho chín, mềm.
- Khi sườn đã mềm, cho lá đinh lăng vào, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp.
Tìm hiểu thêm: Một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng máu kinh loãng
Canh óc heo nấu với đông trùng hạ thảo
Óc heo là thực phẩm bổ dưỡng cho não bộ và hệ thần kinh. Đông trùng hạ thảo là vị thuốc cổ truyền có tác dụng bổ máu. Được biết đến là món ăn cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, làm giảm các triệu chứng một cách hiệu quả.
Một số nguyên liệu cần thiết gồm:
- Óc heo;
- Hoài sơn;
- Long nhãn;
- Gừng;
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Sơ chế óc heo thật sạch với nước, loại bỏ mạch máu. Sau đó chần trong nước sôi hoặc rửa bằng nước muối để làm cho nó trắng hơn và ít tanh.
- Gừng tươi được rửa sạch và giã nát. Sau đó, cho óc heo đã qua chế biến sẵn với hoài sơn, nhãn, gừng và gia vị vào một bát lớn. Đun cách thủy trên bếp nhỏ lửa trong khoảng 2 giờ.
- Hầm cho đến khi chín. Món ăn sẽ ngon và bổ dưỡng hơn khi thưởng thức ngay.
Vị ngọt của đông trùng hạ thảo kết hợp với óc heo sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn. Nên ăn khoảng 1 – 2 lần một tuần để tăng cường sức khỏe, bổ máu và giãn mạch.
Canh mộc nhĩ thịt bằm
Nấm mộc nhĩ là loại nấm có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình rất tốt. Mộc nhĩ là thực phẩm chứa rất nhiều thành phần như magie, kali, natri, vitamin nhóm B, đặc biệt vitamin B2. Với tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần trong thịt, có thể kết hợp cả mộc nhĩ và thịt.
Nguyên liệu bao gồm:
- Nấm mộc nhĩ;
- Thịt nạc xay;
- Gia vị đầy đủ.
Có thể chế biến theo cách sau:
- Ngâm nấm mộc nhĩ cho đến khi chúng được nở hoàn toàn, sau đó rửa sạch và cắt chúng.
- Thịt nạc được rửa sạch, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng cho vừa ăn.
- Chiên hành tây và thêm thịt nạc vào đảo đều, sau đó thêm mộc nhĩ và thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi. Khi canh đã hầm kỹ, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Sự kết hợp này tạo nên món canh thơm ngon, bổ dưỡng để bổ sung và thực đơn hàng ngày. Ăn canh mỗi sáng trong 1 tháng giúp lưu thông máu lên não tốt hơn và giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Chè long nhãn hạt sen
Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lợi cho tim và lá lách, nuôi dưỡng huyết khí. Do đó, nó đặc biệt tốt cho những người bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Hạt sen có tác dụng bổ não, an thần, bổ sung dinh dưỡng cho lá lách.
Cần chuẩn bị nguyên liệu:
- 300 hạt sen tươi hay 150g hạt sen khô;
- 1 kg quả nhãn;
- 0,5 kg đường phèn.
Cách chế biến như sau:
- Lấy 300g hạt sen tươi hoặc 150gr hạt sen khô, rửa sạch, bỏ tim sen bên trong và ngâm trong nước. Đun sôi, sau đó giảm lửa xuống thấp cho đến khi hạt sen mềm.
- Thêm 2 muỗng canh đường và tiếp tục hầm trong 5 phút.
- Nhãn được gọt vỏ rồi dùng dao để loại hạt nhãn bên trong.
- Thay thế hạt nhãn bằng hạt sen đã được nấu chín vào bên trong nhãn.
- Đun sôi nước dùng trước, sau đó cho hạt sen vào nhãn, tiếp tục đun sôi rồi dừng lại. Có thể ăn nóng hay ăn lạnh.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống đối với người bị rối loạn tiền đình
Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tập thể dục, uống thuốc đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng là điều đáng quan tâm. Các chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Chọn các thực phẩm có các chất dinh dưỡng như: Magie, Riboflavin, CoQ10, Gừng, Vitamin D, L-lysine, Gingko Biloba,…
- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng muối hoặc đường cao. Cần có chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt, giảm thiểu thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn. Cẩn thận khi uống nước ép trái cây vì có thể có hàm lượng đường rất cao.
- Uống đủ lượng nước hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các loại sữa và nước ép trái cây ít đường. Không nên uống cà phê, trà chứa caffein, rượu hoặc nước ngọt. Điều quan trọng là cần đảm bảo uống ít nhất 5 ly nước trở lên trong suốt cả ngày.
- Không sử dụng thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 có sao không?
Khi thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, nó sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ, tăng cường sức khỏe cơ thể. Điều này giúp thăng bằng tốt, bảo vệ xương khớp khỏe mạnh là mục tiêu mà người bệnh cần hướng đến.
Trên đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình với cách chế biến đơn giản có thể làm tại nhà. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp điều trị khác ngoài dùng thuốc có thể thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi phát hiện những triệu chứng rối loạn tiền đình trở nên trầm trọng, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể