Mùa tựu trường là thời điểm mà trẻ dễ bị ốm nhất do tiếp xúc với nhiều bạn bè và môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh. Để giúp có năm học mới thuận lợi và phòng ngừa bệnh tật, cha mẹ có thể tham khảo cách tăng cường đề kháng cho trẻ khỏe mạnh trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cách tăng cường đề kháng cho trẻ khỏe mạnh mùa tựu trường
Mùa hè trôi qua thật nhanh và đã đến lúc trẻ quay lại trường học sau những ngày tháng vui chơi thỏa thích cùng gia đình, bạn bè. Môi trường mới đông đúc và phải tiếp xúc với nhiều người khiến trẻ dễ bị nhiễm một số bệnh lý như cảm cúm, sốt, bệnh lý về hô hấp… Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp trẻ luôn khỏe mạnh và học hành thoải mái. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách tăng cường đề kháng cho trẻ hiệu quả nhé!
Contents
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, giúp trẻ có được hàng rào bảo vệ vững chắc để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.
Hãy bổ sung đa dạng nhiều thực phẩm để giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ như:
- Các loại trái cây và rau của quả giàu vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường đề kháng và bảo vệ tế bào khỏi tác hại từ các gốc tự do. Loại vitamin này cũng sẽ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn khi trẻ bị ốm. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, cam, dâu tây…
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
- Ngũ cốc nguyên hạt và protein: Cung cấp protein từ nguồn thịt, cá, đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt là cách tốt để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng phục vụ cho việc học tập và sự phát triển cần thiết. Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt là thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, góp phần tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ.
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân thật tốt
Vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đề kháng cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh tật. Dưới đây là một số cách để thực hiện vệ sinh cá nhân hiệu quả như:
- Rửa tay đúng cách: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây hoặc dùng nước rửa tay chứa cồn 60%. Khuyến khích trẻ rửa tay sau khi hắt hơi hoặc xì mũi, tiếp xúc với bề mặt dơ bẩn, sau khi sờ vào động vật, hoặc khi trở về từ nơi công cộng.
- Cắt ngắn móng tay: Đảm bảo móng tay của trẻ được giữ ngắn và sạch sẽ. Việc giữ móng tay sạch giúp tránh việc khu trú của vi khuẩn và bụi bẩn dưới móng tay.
- Thay quần áo và tắm rửa đều đặn: Khuyến khích trẻ thay quần áo sạch và tắm rửa hàng ngày, đặc biệt sau khi tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tiếp xúc với bụi bẩn. Tắm rửa giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút trên da và giữ cho da luôn sạch sẽ.
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường đề kháng cho trẻ
Một giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng cho trẻ. Hãy giúp trẻ thiết lập một thời gian cố định để đi ngủ và thức dậy hàng ngày để giúp cơ thể duy trì chu kỳ giấc ngủ. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị, trẻ học mẫu giáo cần ngủ đủ 10 – 13 giờ/ngày và trẻ 6 – 12 tuổi cần ngủ đủ 9 – 12 giờ/ngày, bao gồm cả thời gian nghỉ trưa.
Tìm hiểu thêm: Phân độ thoái hóa khớp gối và cách điều trị từng giai đoạn
Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái và mát mẻ. Bạn có thể dùng rèm cửa dày để cản ánh sáng từ ngoài và tạo ra môi trường tối cho giấc ngủ. Đối với trẻ nhỏ, có thể sử dụng nhạc ru hoặc ánh sáng yếu để giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ.
Đèn màn hình từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và TV có thể ảnh hưởng đến sản xuất melatonin – một hormone quan trọng điều chỉnh giấc ngủ. Hãy khuyến khích trẻ ngừng sử dụng các thiết bị này ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường đề kháng
Hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày, đặc biệt là đối với trẻ từ 6 – 17 tuổi. Một số hoạt động mà trẻ có thể tập như bóng đá, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, trượt ván… Điều này giúp trẻ đốt cháy năng lượng, tăng cường sức mạnh và phát triển cơ bắp, tạo rào chắn bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.
Ngoài ra, để thúc đẩy vận động và tạo sự kết nối xã hội, mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm. Chẳng hạn như các lớp thể dục nhóm, câu lạc bộ thể thao, hoặc các buổi chạy bộ cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ vận động mà còn xây dựng tinh thần đồng đội và sự tự tin.
Không cho trẻ dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng
Một số trẻ hay có thói quen chạm tay vào mắt, mũi và miệng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, mẹ hãy hướng dẫn trẻ hình thành thói quen không dùng tay để ngoáy mũi. Thay vào đó, sử dụng khăn giấy hoặc rửa mặt khi trẻ có cảm giác khó chịu.
>>>>>Xem thêm: Dumbbell Incline Press và cách tập chuẩn dành cho người mới bắt đầu
Trong môi trường có giọt bắn trong không khí, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể dễ dàng lây lan. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ho và hắt hơi vào khăn giấy, đặc biệt khi ở nơi công cộng. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang cũng là một biện pháp bổ sung để bảo vệ khỏi vi trùng.
Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin cũng là cách hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Hãy tuân thủ lịch tiêm phòng đề ra bởi các cơ sở y tế để đảm bảo trẻ được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Trên đây là bài viết chia sẻ một số cách tăng cường đề kháng cho trẻ trong mùa tựu trường mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ có sức đề kháng tốt nhất nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể