Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay

Ung thư tinh hoàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể điều trị khỏi. Vậy khi nào nên xét nghiệm ung thư tinh hoàn và có những phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn nào chính xác nhất?

Bạn đang đọc: Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay

Ung thư tinh hoàn thường gặp ở đối tượng nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35 tuổi. Muốn xét nghiệm ung thư tinh hoàn, bệnh nhân cần phải đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Ung bướu với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi.

Bệnh ung thư tinh hoàn là bệnh gì?

Tinh hoàn chính là bộ phận nằm trong tuyến sinh dục của nam giới. Tinh hoàn có vai trò sản xuất, dự trữ tinh trùng. Bên cạnh đó, tinh hoàn cũng tham gia cả vào hệ nội tiết với vai trò là sản xuất ra các hormone testosterone.

Bệnh ung thư tinh hoàn là sự phát triển của các khối u ác tính hình thành ở một trong hai tinh hoàn. Căn bệnh này hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số các loại bệnh ung thư ở nam giới và chiếm khoảng 5% trong tổng số các loại bệnh ung thư đường sinh dục – tiết niệu.

Một điều may mắn là bệnh ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi khá cao nếu như người bệnh được chẩn đoán và xét nghiệm ung thư tinh hoàn từ sớm. Tỉ lệ sống cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu là 92%, giai đoạn di căn là 70%.

Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn còn phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ di căn của các tế bào ung thư. Cụ thể như sau:

  • Ung thư tinh hoàn giai đoạn I: Tế bào ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn.
  • Ung thư tinh hoàn giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan rộng tới các hạch.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới. Tuy nhiên, bệnh ung thư tinh hoàn thường xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh ở trong tinh hoàn bị đột biến bất thường.

Hầu như tất cả các chứng bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới đều bắt đầu trong tế bào mầm (chính là các tế bào ở trong tinh hoàn nam giới tạo ra tinh trùng chưa trưởng thành). Còn điều gì khiến cho các tế bào mầm trong tinh hoàn trở nên bất thường và tiến triển thành ung thư thì hiện nay vẫn chưa được tìm ra.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới:

  • Tinh hoàn lạc chỗ: Bình thường tinh hoàn sẽ phát triển trong bụng thai nhi và di chuyển xuống bìu trước khi sinh. Nhưng ở khoảng 3% bé trai thì tinh hoàn không di chuyển xuống bìu khi sinh ra, đây gọi là chứng tinh hoàn lạc chỗ. Những đối tượng bị tinh hoàn lạc chỗ nếu không được phát hiện và xử lý sớm thì sẽ có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn.
  • Tinh hoàn phát triển khác thường: Một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn phát triển bất thường là do hội chứng Klinefelter. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới.
  • Tiền sử gia đình bị bệnh: Những người có người thân trong gia đình như bố hay anh em trai bị bệnh ung thư tinh hoàn thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác của người bệnh: Ung thư tinh hoàn thường xảy ra ở những đối tượng nam giới trẻ tuổi trong khoảng từ 15 đến 35 tuổi.
  • Chủng tộc ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh: Nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới da trắng cao gấp 4 – 5 lần so với nam giới khu vực Châu Á và da đen.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay 5

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn ở nam giới

Khi nào cần phải làm xét nghiệm ung thư tinh hoàn?

Thường thì ở giai đoạn đầu ung thư tinh hoàn sẽ không có triệu chứng cụ thể. Khi người bệnh nhận thấy xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thì lúc này bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Do đó, người bệnh cần phải làm xét nghiệm ung thư tinh hoàn ngay từ khi thấy xuất hiện các biểu hiện như dưới đây:

  • Người bệnh thấy đau hoặc sưng 2 bên tinh hoàn hoặc thấy xuất hiện khối u khác thường ở tinh hoàn.
  • Người bệnh có cảm giác đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.
  • Người bệnh có cảm giác nặng trong bìu.
  • Người bệnh bị đau âm ỉ ở bẹn hoặc bụng dưới trong khoảng thời gian dài.
  • Người bệnh đau tức ngực, đau lưng, khó thở, thường xuyên ho có đờm lẫn máu.
  • Người bệnh bị sưng 1 hoặc cả 2 bên chân.

Bên cạnh đó, các đối tượng nam giới có yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cũng cần thực hiện xét nghiệm ung thư tinh hoàn càng sớm càng tốt, đó là:

  • Những người có tiền sử gia đình bị mắc ung thư tinh hoàn.
  • Những người có tình trạng tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn phát triển bất thường.
  • Những người bẩm sinh có hệ tiết niệu sinh dục như dương vật, thận… bị khác thường.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay

Cần xét nghiệm ung thư tinh hoàn sớm để có cách điều trị kịp thời

Các xét nghiệm ung thư tinh hoàn hiệu quả nhất

Để chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới, người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm sau đây:

Khám lâm sàng để chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Người bệnh sẽ được các bác sĩ kiểm tra tinh hoàn bằng tay, bác sĩ sẽ sờ vào khu vực tinh hoàn và các vị trí xung quanh xem có nổi khối u hay hạch gì không. Đồng thời, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi về tiền sử gia đình, bản thân để chẩn đoán tổng quát tình trạng sức khỏe.

Thực hiện xét nghiệm ung thư tinh hoàn từ sớm để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Siêu âm phát hiện bệnh ung thư tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn sẽ sử dụng hệ thống sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh. Khi siêu âm, người bệnh sẽ nằm ngửa và dạng rộng 2 chân. Bác sĩ sẽ bôi gel vào bìu của bệnh nhân để giúp hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn. Bác sĩ dùng một đầu dò cầm tay di chuyển qua bìu của người bệnh để tạo ra hình ảnh siêu âm.

Việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định được bản chất của khối u trong tinh hoàn, như các khối u là lỏng hay rắn, to hay nhỏ… Siêu âm cũng giúp các bác sĩ phát hiện ra khối u đang ở bên trong hay bên ngoài tinh hoàn.

Xét nghiệm máu để xác định ung thư tinh hoàn

Các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu cho người bệnh nhằm xác định chất chỉ điểm ung thư ở trong máu của bệnh nhân. Chất chỉ điểm ung thư là các chất bình thường có trong máu, tuy nhiên khi bị bệnh thì các chất này sẽ tăng lên một cách bất thường.

Xét nghiệm tế bào học để xác định loại ung thư

Phương pháp này sẽ cần cắt bỏ tinh hoàn hoặc lấy sinh thiết để xét nghiệm nhằm xác định loại ung thư mà người bệnh mắc phải. Về cơ bản, có 2 loại ung thư tinh hoàn ở nam giới như sau:

  • Seminoma: Seminoma hay còn gọi là tinh bào tinh hoàn, là các khối u ác tính có thể điều trị khỏi được. Các khối u Seminoma hình thành ở tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên đối tượng nam giới lớn tuổi thường gặp nhiều hơn.
  • Nonseminoma: Bao gồm những loại ung thư không phải dạng seminoma, được phát hiện ở nam giới lúc còn trẻ tuổi. Các khối u nonseminoma thường có xu hướng hình thành ở người trẻ và nhanh chóng lan rộng trong cơ thể. Một số dạng Nonseminoma khá phổ biến như ung thư biểu mô phôi, ung thư biểu mô tuyến, u túi noãn hoàng và u quái.

Tìm hiểu thêm: Xây dựng thực đơn cho người xạ trị nhanh phục hồi sức khỏe

Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay 3
Cần làm xét nghiệm để chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Những phương pháp chữa trị ung thư tinh hoàn tốt nhất

Sau khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn và xác định cụ thể tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như sau:

Tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong quá trình điều trị ung thư tinh hoàn. Nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh, đây chính là phương pháp chữa trị duy nhất. Người bệnh sẽ được làm phẫu thuật để lấy tinh hoàn đi. Sau đó, được đặt tinh hoàn giả có chứa nước muối vào đúng vị trí tinh hoàn vừa cắt bỏ.

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật ở bụng để loại bỏ các hạch bạch huyết có tế bào ung thư. Quá trình này thường khó tránh khỏi sự thương tổn lên các dây thần kinh lân cận hạch bạch huyết, nên người bệnh có thể sẽ gặp phải các vấn đề về xuất tinh và cương dương.

Phương pháp xạ trị cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn

Đây là phương pháp dùng tia X để tiêu diệt đi các tế bào ung thư. Kỹ thuật xạ trị được tiến hành độc lập, hoặc là áp dụng sau khi bệnh nhân đã cắt bỏ tinh hoàn. Cách điều trị này có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới do làm giảm số lượng tinh trùng. Chính vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bảo quản tinh trùng nếu như có ý định sinh con.

Phương pháp hóa trị cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn

Hóa trị là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể tiến hành độc lập hoặc áp dụng ngay sau khi bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết. Cũng giống như xạ trị, phương pháp hóa trị gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí có thể gây vô sinh.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất hiện nay 4

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm CEA là gì? Tại sao cần xét nghiệm CEA?

Tùy vào mức độ bệnh ung thư tinh hoàn sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau

Mong rằng qua nội dung bài viết trên, Kenshin đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về những xét nghiệm ung thư tinh hoàn chính xác nhất. Hy vọng, các bạn đã hiểu hơn về bệnh ung thư tinh hoàn, có thêm kiến thức để bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Ung thư tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *