Các cách giúp ngăn chặn tìm trạng nhịp tim nhanh

Chúng ta ai cũng ít nhất một lần trải qua nhịp tim nhanh, đặc biệt là khi hồi hộp. Nhịp tim nhanh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Nhưng bất kể đó là gì, chúng ta nên nhanh chóng giữ nhịp tim bình thường hoặc ngăn chặn tình trạng nhịp tim nhanh để tránh gây hệ lụy không mong muốn.

Bạn đang đọc: Các cách giúp ngăn chặn tìm trạng nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh là một trong những tình trạng phổ biến mà chúng ta gặp, nhất là khi chúng ta chuẩn bị tinh thần làm điều gì đó, chẳng hạn như trước khi đi thi hoặc đi phỏng vấn. Nhịp tim nhanh thường không nguy hiểm, do đó là trạng thái kích thích tạm thời của thần kinh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, chúng ta có thể đối mặt với những hệ lụy nguy hiểm, chẳng hạn như mất nhịp tim đột ngột. Vì vậy, chúng ta cần ngăn chặn nhịp tim nhanh ngay khi bắt đầu có dấu hiệu, bằng những phương pháp đơn giản trong bài viết dưới đây.

Nhịp tim nhanh là gì?

Tim đập nhanh là cảm giác tim đập liên tục với tốc độ nhanh hơn bình thường và đập mạnh. Tình trạng này thường gây ra bởi căng thẳng, tập thể dục, dùng thuốc hoặc có thể là tình trạng bệnh lý.

Tim đập nhanh có thể có cảm giác như tim đang:

  • Đánh quá nhanh;
  • Rung chuyển nhanh chóng;
  • Đập mạnh;
  • Mất nhịp.

Các cách giúp ngăn chặn tìm trạng nhịp tim nhanh 1

Tim đập nhanh là cảm giác tim đập liên tục với tốc độ nhanh hơn bình thường, đập mạnh

Các cách ngăn tình trạng tim đập nhanh

Dưới đây là một số cách ngăn ngừa tình trạng tim đập nhanh:

Nghỉ ngơi

Căng thẳng có thể có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của một người và có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh hoặc khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Chúng ta có thể nghỉ ngơi bằng các cách sau để ngăn tình trạng này:

  • Thiền định;
  • Thở sâu;
  • Viết nhật ký;
  • Tập yoga
  • Đi dạo ngoài trời;
  • Tập thể dục.

Giảm hoặc loại bỏ lượng chất kích thích

Tim đập nhanh có thể trở nên rõ rệt sau khi sử dụng chất kích thích, chẳng hạn như:

  • Thuốc lá;
  • Ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và amphetamine;
  • Một số loại thuốc cảm lạnh và ho;
  • Đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như cà phê, trà và soda;
  • Thuốc ức chế sự thèm ăn;
  • Một số loại thuốc giúp ổn định sức khỏe tâm thần.

Bạn có thể hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng các loại chất kích thích này để tránh tình trạng nhịp tim nhanh.

Giữ cân bằng chất điện giải trong cơ thể

Chất điện giải là các phân tử tích điện có mặt khắp cơ thể và hỗ trợ nhiều chức năng. Ví dụ, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp tim. Mức điện giải thấp có thể là một dấu hiệu của bệnh tim và các tình trạng khác có thể gây ra tim đập nhanh.

Bạn nên cân nhắc việc ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, trái cây và rau quả. Điều này sẽ cung cấp các chất điện giải thích hợp như kali, canxi và magiê. Nồng độ kali cao có thể gây rối loạn nhịp tim và tim đập nhanh.

Duy trì lượng nước phù hợp trong cơ thể

Mất nước có thể làm thay đổi nồng độ điện giải và gây hạ huyết áp, có thể dẫn đến tim đập nhanh.

Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia (NIDDK), mọi người nên uống sáu đến 8 ly nước 200ml mỗi ngày. Lượng nước mà các chuyên gia khuyến nghị uống trong ngày sẽ khác nhau tùy theo từng cá nhân, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng mang thai.

Các triệu chứng mất nước bao gồm:

  • Nước tiểu đậm;
  • Tăng nhịp tim;
  • Khô miệng;
  • Khát nước;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Da khô.

Bạn nên bổ sung nước ngay khi có dấu hiệu mất nước để tránh tình trạng nhịp tim nhanh.

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể và giúp khôi phục nhịp tim tự nhiên. Nó cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Tập thể dục giúp tăng cường tim, có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhịp tim nhanh.

Các hình thức tập thể dục có lợi bao gồm:

  • Đi bộ nhanh;
  • Chạy bộ;
  • Đi xe đạp;
  • Bơi lội.

Tuy nhiên, tập thể dục có thể gây ra tình trạng nhịp tim nhanh ở một số người và điều quan trọng là phải xác định và tránh các loại bài tập có khả năng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nhịp tim nhanh.

Tìm hiểu thêm: Bột rau má có tác dụng gì? Bột rau má có tốt không?

Các cách giúp ngăn chặn tìm trạng nhịp tim nhanh 2
Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp điều chỉnh nhịp tim

Khi nào cần đi khám?

Nhịp tim nhanh, không thường xuyên và chỉ kéo dài vài giây thường không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh tim và nhịp tim nhanh xảy ra thường xuyên hoặc ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bạn cần đi kiểm tra tình trạng này. Bạn có thể cần xét nghiệm theo dõi tim để xem liệu tình trạng nhịp tim nhanh có phải do vấn đề về bệnh tim nghiêm trọng hơn gây ra hay không.

Bạn nên đi kiểm tra khi có một trong các dấu hiệu sau:

  • Khó chịu hoặc đau ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Khó thở nghiêm trọng;
  • Chóng mặt nghiêm trọng.

Các cách giúp ngăn chặn tìm trạng nhịp tim nhanh 3

>>>>>Xem thêm: Cách bổ sung collagen cho da mặt hiệu quả, da căng mịn từ bên trong

Nếu bạn có tiền sử bệnh tim và nhịp tim nhanh xảy ra thường xuyên hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn cần đi kiểm tra

Trên đây là một số cách giúp các bạn cải thiện hoặc ngăn chặn tình trạng nhịp tim nhanh. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mỗi người, chúng ta nên lựa chọn hình thức phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bất thường về nhịp tim nhanh, chúng ta cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là bệnh lý hay không.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *