Bé 10 tháng chưa biết ngồi có bình thường không?

Bé 10 tháng chưa biết ngồi hay tình trạng trẻ chậm ngồi là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng về việc con mình sẽ bị chậm phát triển so với các bé đồng trang lứa khác, gây ra nhiều tâm lý hoang mang và ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình có con nhỏ.

Bạn đang đọc: Bé 10 tháng chưa biết ngồi có bình thường không?

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ liên tục có nhiều thay đổi về tâm lý lẫn thể chất, đặc biệt là nhận thức được nhiều điều mới mẻ về môi trường xung quanh theo từng cột mốc phát triển. Thế nhưng vẫn có nhiều bé không tuân theo các giai đoạn phát triển chung đã gây ra tâm lý lo lắng cực độ cho các bậc phụ huynh, điển hình là trường hợp bé 10 tháng chưa biết ngồi, vậy điều này có bình thường không? Cùng giải đáp với Kenshin qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Trẻ biết ngồi là một trong nhiều cột mốc cho thấy trẻ đang phát triển tốt các kỹ năng vận động, phần lớn các bố mẹ đều rất mong đợi từng giai đoạn phát triển của con để chứng kiến những khoảnh khắc con bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh trong hành trình lớn khôn của mình.

Tuy nhiên có nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con mình không phát triển đúng theo giai đoạn như nhiều bạn đồng trang lứa, vậy trẻ mấy tháng sẽ biết ngồi? Theo nhiều chuyên gia thì các cột mốc phát triển kỹ năng của trẻ được thể hiện như sau:

  • Trẻ từ 3 – 4 tháng: Con sẽ tự chống tay để phần đầu cơ cổ trở nên cứng cáp, sau đó dùng tay để chống đỡ phần trên của cơ thể, giữ ngực không chạm đất. Lúc này, trẻ sẽ học cách tự lật mình.
  • Trẻ 5 tháng tuổi: Một số bé bắt đầu có thể tự ngồi được nhưng chỉ trong thời gian ngắn, mẹ có thể đặt gối xung quanh trẻ để tránh bị té. Sau đó trẻ sẽ học cách nghiêng người về phía trước hay chống tay để có thể cân bằng cơ thể khi ngồi.
  • Trẻ 7 tháng tuổi: Là giai đoạn trẻ có thể ngồi vững vàng mà không cần sự hỗ trợ xung quanh, có thể tự lấy món đồ mà mình yêu thích và chủ động khám phá mọi thứ xung quanh.
  • Trẻ 8 tháng tuổi: Đến giai đoạn này trẻ không chỉ ngồi vững vàng mà còn có thể tự đẩy mình lên để chuyển tư thế nằm sấp sang ngồi một cách dễ dàng.

Bé 10 tháng chưa biết ngồi có bình thường không? Lời khuyên dành cho bố mẹ 1

Các cột mốc phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời

Bé 10 tháng chưa biết ngồi có phải chậm phát triển không?

Theo như các giai đoạn trên thì trẻ sang tháng thứ 8 sẽ bắt đầu biết ngồi, vậy nếu bé 10 tháng chưa biết ngồi thì có được xem là chậm phát triển so với lứa tuổi của bé không?

Mỗi một đứa trẻ sinh ra sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, có thể sẽ chậm kỹ năng này so với các bạn đồng trang lứa, hơn nữa việc chậm ngồi phần lớn đều không phải từ vấn đề sức khỏe gây ra mà có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: Trẻ sinh non, trẻ bị yếu cơ, trẻ bị thiếu canxi,…

Thay vì lo lắng quá nhiều thì bố mẹ nên theo dõi và cho trẻ thăm khám sớm để tầm soát một số bệnh lý liên quan đến cơ, xương có thể gây ra tình trạng này ở trẻ, quan trọng là có kết luận chính xác từ bác sĩ. Từ đó có sự cân nhắc về việc cho trẻ tham gia các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh để cải thiện kỹ năng ngồi.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết đau bụng do ngộ độc thực phẩm là gì?

Bé 10 tháng chưa biết ngồi có bình thường không? Lời khuyên dành cho bố mẹ 2
Bé 10 tháng chưa biết ngồi có phải trẻ chậm phát triển không là điều các bố mẹ quan tâm

Chế độ dinh dưỡng tham khảo dành cho bé 10 tháng tuổi

Bên cạnh việc theo dõi quá trình sinh hoạt của trẻ thì mẹ bỉm cũng cần lựa chọn những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì giai đoạn này sự thèm ăn và nhu cầu năng lượng của trẻ cũng tăng lên khá nhiều. Dưới đây là cách bổ sung dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ 10 tháng tuổi:

  • Tăng lượng sữa bú mỗi ngày cho trẻ khoảng 500 – 600ml/ngày chia thành 3 – 4 cử, nếu trẻ không uống sữa mẹ thì có thể pha thêm sữa công thức và ăn bổ sung các thực phẩm làm từ sữa.
  • Bổ sung thực phẩm chứa đạm từ thịt, cá, trứng hoặc sữa trong 2 – 3 phần ăn mỗi ngày của bé.
  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong bột hoặc cháo đặc gồm gạo tẻ trắng, thịt (tôm, cá… ), dầu, rau xanh và quả chín.
  • Bên cạnh đó mẹ bỉm có thể pha loãng nước trái cây hoặc cho trẻ ăn nhiều bữa phụ với trái cây tươi hoặc phô mai để đảm bảo năng lượng cần cho trẻ từ 800 – 1000 calo/ngày.

Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi

Để cải thiện tình trạng bé 10 tháng tuổi chưa biết ngồi hoặc chưa có các kỹ năng theo đúng cột mốc phát triển như nhiều bạn đồng trang lứa khác, bố mẹ có thể tham khảo một số vấn đề sau đây để nuôi dạy và chăm sóc trẻ sơ sinh hay trẻ nói chung một cách tốt nhất:

  • Bố mẹ nên thể hiện tình cảm với trẻ nhiều hơn như ôm hôn trẻ để kích thích phát triển cảm xúc bên trong.
  • Bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện và giao tiếp nhiều với bé để giúp bé có thể nhanh học nói nhanh hơn.
  • Bố mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò chơi trí tuệ hoặc vận động để giúp trẻ phát triển tốt hơn về trí não và thể chất.
  • Mỗi tối trước khi ngủ bố mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe để kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng và khả năng tập trung của trẻ.
  • Đặc biệt bố mẹ có thể nâng cao IQ của trẻ bằng cách rèn luyện thói quen nghe nhạc cổ điển để trẻ thư giãn tốt hơn, không nên ép buộc điều trẻ không thích.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ điện tử vì sẽ làm ảnh hưởng lâu dài về mặt trí não và có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý ở trẻ nhỏ.

Bé 10 tháng chưa biết ngồi có bình thường không? Lời khuyên dành cho bố mẹ 3

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất và những biện pháp phòng ngừa

Bố mẹ nên dành thời gian cùng trẻ chơi các trò chơi trí tuệ để phát triển trí não tốt hơn

Trên đây là những thông tin mà các bố mẹ cần biết khi trẻ bước qua cột mốc 10 tháng tuổi, qua đó các phụ huynh nên có sự chuẩn bị về mặt tâm lý để hạn chế việc lo lắng quá nhiều khi bé 10 tháng chưa biết ngồi, từ đó có thể đồng hành với con một cách toàn diện nhất.

Xem thêm:

  • T

    rẻ mấy tháng ăn được cháo hạt là an toàn?

  • Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột thì tốt hơn?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *