Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở đối tượng lớn tuổi nhưng tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cũng đang ngày một tăng cao. Ngoài uống thuốc theo chỉ định, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Bạn đang đọc: Bật mí mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản tại nhà
Kết hợp phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ với mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát được bệnh, hạn chế tối đa các cơn đau nhức khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Những mẹo nhỏ này cũng rất dễ thực hiện đấy.
Contents
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Trước khi khám phá mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bạn cần nắm rõ bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ là gì và một số thông tin xoay quanh bệnh lý này. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi với tên khác là viêm xương khớp cổ, đây là bệnh mãn tính liên quan đến cơ xương khớp.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ là do cột sống ở cổ bị suy yếu, tổn thương nên lắng đọng canxi trong dây chằng vùng cổ dẫn đến sưng viêm và thu hẹp, tắc nghẽn lỗ liên hợp. Hậu quả khi tình trạng này kéo dài là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài người lớn tuổi thì đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng khá rộng, bao gồm các trường hợp như:
- Người ít vận động và không thường xuyên tập luyện thể thao.
- Người ngồi lâu, duy trì một tư thế quá lâu trước màn hình máy tính.
- Thiếu khoáng chất cần thiết như magie, canxi, vitamin D,… cũng gây nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
- Người có tiền sử bị chấn thương vùng cổ.
- Trường hợp đặc thù công việc gây nhiều áp lực lên cột sống, khiêng vác nhiều và khiêng vác đồ nặng,…
- Hút thuốc lá nhiều cũng gây tổn hại sức khỏe và dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ như dùng thuốc, thay đổi thói quen sống hàng ngày, mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ,… Để biết bản thân thích hợp với cách chữa nào nhất bạn nên đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh để được y bác sĩ tư vấn, thiết kế phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.
Ưu và nhược điểm khi áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Tìm kiếm những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe là nhu cầu của rất nhiều người, đặc biệt là người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt nên cách chữa thoái hóa đốt sống cổ này được nhiều người áp dụng và ghi nhận kết quả khả quan.
Ưu điểm đầu tiên khi áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến là tiết kiệm chi phí. Hầu hết các mẹo nhỏ này bạn có thể dễ dàng sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí mà hiệu quả lại cao. Bên cạnh đó, các nguyên liệu từ thiên nhiên cũng lành tính và khá an toàn đối với sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ cũng tồn tại một số nhược điểm riêng như tính hiệu quả. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng thực sự của những mẹo này nhưng theo ghi nhận, nhiều người đã giảm đau nhức do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra nên bạn có thể cân nhắc sử dụng. Bên cạnh đó, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Gợi ý mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Bạn đang tìm kiếm mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt? Bạn chưa biết nên áp dụng mẹo giảm thoái hóa đốt sống cổ nào có hiệu quả? Vậy thì không nên bỏ qua những mẹo điều trị thoái hóa đốt sống cổ mà Kenshin chia sẻ dưới đây.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bột quế: Bột quế có tính ấm và thúc đẩy lưu thông máu, giảm huyết áp, kiểm soát cholesterol và ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ từ bột quế thường xuyên bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần, vận động, di chuyển cũng dễ dàng hơn. Bạn đem trộn bột quế với mật ong theo tỷ lệ 1:2 rồi hòa với 250ml nước uống trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Em bé có vết lõm gần hậu môn là bệnh gì?
Xoa bóp giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ: Một trong những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người áp dụng và thấy có hiệu quả là liệu pháp xoa bóp. Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 10 – 15 phút buổi tối trước khi đi ngủ để xoa bóp vùng cổ vai gáy hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và hạn chế cơn đau.
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ từ ngải cứu và muối hạt: Bạn đem ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi rang với muối hạt cho nóng và bọc vào khăn vải. Hỗn hợp này dùng để chườm ở vùng cổ giúp giảm đau tức thì, thúc đẩy tuần hoàn hiệu quả.
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu: Ngải cứu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là với bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Mỗi ngày bạn dùng 1 nắm ngải cứu đã rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt đun nóng rồi thấm vào khăn đắp lên cổ, cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Khi sử dụng các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ nêu trên bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn lên sức khỏe.
- Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không sử dụng thay thuốc chữa bệnh.
- Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ trước khi dùng.
- Các mẹo trên chỉ có tác dụng tạm thời nên bệnh nhân vẫn cần điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Khi sử dụng nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,… cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất.
- Hiệu quả của các mẹo nêu trên sẽ cao hơn khi bạn kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ đầy chất dinh dưỡng và tăng cường rau xanh, hoa quả dồi dào vitamin.
>>>>>Xem thêm: Uống kháng sinh trước hay sau ăn? Cần hiểu rõ để áp dụng
Mong rằng những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ nêu trên đã giúp bạn tìm được phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, an toàn. Khi muốn dùng thêm mẹo chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại nhà người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ có chuyên môn trong ngành.
Xem thêm:
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể