Vì sao bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt? Cách khắc phục như thế nào?

Tuy rằng không phải là triệu chứng trầm trọng hay nguy hiểm gì, nhưng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến nhiều chị em gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục từ những nội dung trong bài.

Bạn đang đọc: Vì sao bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt? Cách khắc phục như thế nào?

Buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu bình thường khi bị hành kinh. Triệu chứng buồn nôn sẽ giảm dần hoặc biến mất sau vài ngày kinh nguyệt xảy ra. Tuy rằng tình trạng này không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của các chị em. Nguyên nhân nào khiến cho cơ thể dễ bị buồn nôn khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra? Có cách nào để giảm bớt tình trạng này không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tại sao bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt?

Muốn khắc phục được chứng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt, trước hết bạn phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của cơ thể. Tình trạng buồn nôn vào ngày “đèn đỏ” đến từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các lý do phổ biến dưới đây:

  • Tử cung co bóp mạnh: Khi kinh nguyệt diễn ra, tử cung sẽ hoạt động và co bóp mạnh để đẩy sạch máu kinh ra ngoài bằng đường âm đạo. Ở thời điểm này, do tử cung co bóp nên vùng bụng dưới sẽ bị đau và khiến các chị em dễ bị buồn nôn, khó chịu.
  • Nội tiết tố thay đổi đột ngột: Trong những ngày diễn ra kinh nguyệt, nội tiết tố của chị em sẽ có nhiều thay đổi. Nồng độ Estrogen và Progesterone tăng giảm đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó, cơ thể sẽ phản ứng lại dẫn đến tình trạng buồn nôn.
  • Viêm dạ dày: Người mắc bệnh viêm dạ dày khi bị hành kinh cũng dễ gặp tình trạng buồn nôn, khó tiêu, chướng khí,… do sự thay đổi nội tiết tố khiến dạ dày bị kích thích, tiết ra nhiều acid hơn.

Vì sao bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt? Cách khắc phục như thế nào 1 Nguyên nhân phổ biến khiến bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt có thể kể đến như viêm dạ dày, stress, nội tiết tố thay đổi đột ngột,….

  • Stress, áp lực tâm lý: Thần kinh căng thẳng, stress sẽ khiến nồng độ hormone giảm xuống nhanh chóng. Điều này kích thích tử cung co bóp mạnh gây ra đau bụng kinh, kèm theo triệu chứng buồn nôn.
  • Bệnh phụ khoa: Buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt cũng có khả năng là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng,…
  • Một số nguyên nhân khác: Uống bia rượu, thức khuya, ăn uống kém khoa học,… trong thời gian gần chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến cơ thể dễ bị buồn nôn khi hành kinh.

Buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng quen thuộc và phổ biến, tuy ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ. Triệu chứng buồn nôn sẽ giảm đi hoặc dần biến mất khi hết kỳ kinh nguyệt.

Thế nhưng, nếu buồn nôn đi kèm với đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, máu kinh vón cục và có màu đen bầm,… do bệnh phụ khoa thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Các chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ buồng trứng, ung thư cổ tử cung, vô sinh,…

Tìm hiểu thêm: Chỉ định đo huyết áp động mạch xâm lấn

Vì sao bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt? Cách khắc phục như thế nào 2 Buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác rất có thể cảnh báo bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

Cần làm gì để cải thiện buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt?

Đối với các trường hợp buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt do bệnh lý, cách cải thiện hiệu quả nhất là đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Ngược lại, triệu chứng buồn nôn khi bị hành kinh do sinh lý, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau để khắc phục:

Uống trà gừng ấm

Gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, có công dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Vì thế, khi bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cắt một vài lát gừng mỏng thả vào trong trà nóng để uống. Các cơn đau bụng kinh và triệu chứng buồn nôn sẽ được cải thiện đáng kể.

Vì sao bạn dễ bị buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt? Cách khắc phục như thế nào 3

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ cho trẻ em có thể phát hiện được những bệnh lý nào?

Uống trà gừng giúp cải thiện tình trạng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm vài muỗng cà phê mật ong vào nước gừng ấm để dễ uống hơn. Uống từng ngụm nhỏ để các thành phần dinh dưỡng trong trà gừng dễ thẩm thấu vào cơ thể, tăng hiệu quả giảm đau bụng kinh, buồn nôn. Nếu trong nhà không có sẵn trà, bạn có thể thay bằng nước ấm, hoặc ngậm vài lát gừng tươi mỏng trong miệng.

Chườm ấm khu vực bụng dưới

Đây là một trong những cách giảm đau bụng kinh và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất. Cách thực hiện cũng rất đơn giản nhưng lại mang về hiệu quả cao. Bạn chỉ cần cho nước ấm vào túi chườm hoặc chai thủy tinh, sau đó chườm qua lại vùng bụng dưới khoảng 20 phút. Lưu ý là nhiệt độ nước chỉ từ 60 độ C đến 70 độ C để tránh bị phỏng da. Nhiệt độ từ túi chườm sẽ làm giãn nở tử cung, lưu thông khí huyết, hạn chế huyết ứ và gây cục máu đông.

Dùng thuốc hỗ trợ

Khi đau bụng kinh đi kèm buồn nôn gây khó chịu và cản trở sinh hoạt, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc đúng liều lượng, không sử dụng quá 5 ngày để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn có thể dùng các thực phẩm chức năng hỗ trợ lưu thông khí huyết như Phụ Lạc Cao Ex để cải thiện rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng, buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

Qua những thông tin trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt và cách khắc phục triệu chứng này hiệu quả. Ngoài việc áp dụng các cách trên, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc,… để cơ thể luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, không bị hành kinh khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *