Khi hành kinh, phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng đau bụng kinh. Các mức độ đau bụng kinh nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn của mỗi người.
Bạn đang đọc: Các mức độ đau bụng kinh phổ biến ở phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”
Trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, ít nhiều trong số chị em phụ nữ cũng sẽ bị hành kinh như đau bụng dưới, nhức mỏi cơ thể, đau lưng, ngất xỉu,… Trong đó, tình trạng đau bụng kinh là phổ biến nhất. Tùy vào từng cơ địa của mỗi chị em sẽ có các mức độ đau bụng kinh khác nhau. Có người chỉ là đau nhẹ, đau thoáng qua, nhưng cũng có người lại chịu cơn đau bụng dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Contents
Các mức độ đau bụng kinh thường gặp
Trước khi đi tìm hiểu các mức độ đau bụng kinh phổ biến ở phụ nữ, chúng ta phải nắm rõ thời điểm đau bụng diễn ra khi nào. Theo như các chuyên gia nghiên cứu và phân tích, đau bụng do kinh nguyệt sẽ xảy ra ở 2 thời điểm: Đau bụng trước kỳ kinh và đau bụng trong kỳ kinh.
Đau bụng tiền kinh nguyệt: Đây là tình trạng nhưng cơn đau bụng sẽ xuất hiện trước ngày “đèn đỏ” từ 1 đến 2 ngày. Cơn đau âm ỉ nhẹ như dấu hiệu nhắc nhở các chị em chu kỳ kinh nguyệt của mình sắp đến để họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Đau bụng trong thời gian kinh nguyệt diễn ra: Chúng ta thường gọi là đau bụng kinh hoặc thống kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện vào ngày đầu kinh nguyệt và giảm dần vào ngày cuối, thời gian kéo dài khoảng 3 ngày. Các mức độ đau bụng kinh:
Các mức độ đau bụng kinh từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người.
So với các cơn đau nhẹ ở thời điểm tiền kinh nguyệt, thì đau bụng trong thời gian kinh nguyệt diễn ra có xu hướng nặng hơn và các cơn đau có nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đau bụng kinh nhẹ
Những cơn đau không gây khó chịu hoặc cản trở sinh hoạt, thường kéo dài từ 1 đến 1,5 ngày. Lúc này, chị em sẽ cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, hơi mỏi lưng và mệt mỏi nhẹ. Các cơn đau bụng kinh nhẹ xuất hiện không đều đặn ở mỗi kỳ kinh nguyệt, có tháng sẽ đau nhưng cũng có tháng không cảm giác gì. Mức độ đau bụng kinh nhẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Đau bụng kinh bình thường (đau vừa phải)
Trong số các mức độ đau bụng kinh thì cấp độ này phổ biến nhất, gặp nhiều ở các chị em. Cơn đau bụng kinh ở mức độ này sẽ xuất hiện ở ngày đầu kinh nguyệt và kéo dài trong vòng 3 ngày. Vào những ngày gần cuối về kinh nguyệt, cơn đau sẽ giảm dần. Khi hành kinh, vùng bụng dưới sẽ đau âm ỉ, tần suất ngắt quãng hoặc liên tục ở từng thời điểm. Thỉnh thoảng, bạn sẽ có cảm giác đau thắt vùng bụng do tử cung co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài. Lúc này, bụng sẽ có cảm giác to hơn bình thường, chướng khí, dễ đầy hơi, khó tiêu.
Đau bụng kinh dữ dội
Nếu như đau bụng kinh nhẹ và đau vừa phải phần lớn đều do sinh lý gây ra, thì đau bụng kinh dữ dội có thể xảy ra do bệnh lý tiềm ẩn. Trong số các mức độ đau bụng kinh, tình trạng đau bụng kinh dữ dội sẽ khiến chị em khó chịu và đau đớn nhiều hơn hết. Các cơn đau âm ỉ kéo dài liên tục, tần suất xuất hiện các cơn đau thắt bụng nhiều khiến bạn dễ bị mất sức. Thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 5 đến 6 ngày. Đi kèm với đau bụng là các triệu chứng như buồn nôn, rong kinh, mệt mỏi, mất ngủ, bụng to nhẹ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
Tìm hiểu thêm: Ngồi lâu bị tê chân là biểu hiện của bệnh gì? Biện pháp cải thiện tê chân hiệu quả
Trong số các mức độ đau bụng kinh, tình trạng đau bụng kinh dữ dội là trầm trọng và đáng lo ngại nhất.Mức độ đau bụng kinh nào cần thận trọng?
Trong số các mức độ đau bụng kinh, tình trạng đau bụng dữ dội là mức độ các chị em phụ nữ nên lưu ý. Nếu gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, cơ thể của bạn đang cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Khi đau bụng kinh dữ dội đi kèm các dấu hiệu sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt:
- Thời gian đau bụng tiền kinh nguyệt kéo dài bất thường từ 10 đến 15 ngày trước kỳ kinh.
- Sau khi chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài 2 đến 5 ngày.
- Cơn đau dữ dội, không thể chịu đựng được mà phải nhờ vào thuốc giảm đau.
- Máu kinh vón cục màu đen bầm.
- Chân tay lạnh, buồn nôn, bủn rủn.
Một số phương pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Khi bị đau bụng kinh dữ dội, kéo dài nhiều ngày kèm theo các dấu hiệu bất thường đã kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp. Ngược lại, đối với các mức độ đau bụng kinh nhẹ hoặc đau vừa phải do cơ địa, bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà dưới đây:
- Chườm ấm bằng túi nhựa hoặc túi sưởi.
- Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng bụng bằng tinh dầu.
- Uống nước ấm, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng mật ong,…
- Sắc nước uống từ các thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả như ngải cứu, ích mẫu, cỏ gấu, nghệ đen,…
- Tập yoga hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng.
- Tránh ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức uống có gas hoặc chứa chất kích thích.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Guillain-Barre (GBS) là gì? Dấu hiệu nhận biết thế nào?
Tập Yoga giúp cải thiện và giảm nhẹ các mức độ đau bụng kinh.Trên đây là các mức độ đau bụng kinh thường gặp ở nhiều chị em trong những ngày hành kinh. Mỗi mức độ sẽ có biểu hiện và thời gian kéo dài khác nhau. Hy vọng từ những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử lý và khắc phục tình trạng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”. Từ đó, thống kinh sẽ không còn là “cơn ác mộng” của các chị em nữa.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể