Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi

Trước khi tìm hiểu cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi, các cha mẹ nên nắm rõ nguyên nhân khiến bé bị tình trạng này.

Bạn đang đọc: Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi

Các bà mẹ trẻ thường hoang mang, lo lắng và không biết phải xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi. Thực tế, đây là một tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 3 tháng tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi? Làm thế nào để xử lý tình trạng này nhưng vẫn đảm bảo không gây tổn thương cho bé? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi xuất phát từ nhiều lý do. Một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ:

Nghẹt mũi sinh lý

Khi mới sinh, chất nhầy trong khoang mũi có từ khi ở trong bào thai sẽ được hút ra ngoài để giúp mũi bé thông thoáng. Trong trường hợp chất nhầy còn sót lại nhiều, trẻ sẽ dễ bị nghẹt mũi. Đây là tình trạng nghẹt mũi sinh lý. Bé chỉ bị nghẹt mũi và họ nhẹ, không có biểu hiện gì khác. Nếu được hút sạch chất nhầy, tình trạng này của bé sẽ không còn.

Trẻ bị cúm

Vaccine phòng ngừa cảm cúm chỉ được tiêm chủng khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vì thế, dưới tháng tuổi này, trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi sức đề kháng yếu kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và không được cung cấp nguồn đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi bị cảm cúm, trẻ sơ sinh sẽ có dấu hiệu bị ho, nghẹt mũi, thở khò khè. Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện khác như sốt nhẹ, bỏ bú,…

trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi Trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi có khả năng cao là bé đã bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Có dị vật mắc kẹt trong khoang mũi

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi là do có dị vật mắc kẹt ở trong khoang mũi của bé. Khả năng cao khi trông nom bé, bạn không chú ý nên để dị vật rơi vào mũi bé và mắc kẹt trong đó. Lúc này, đường thở sẽ bị cản trở bởi dị vật dẫn đến nghẹt mũi và ho. Tệ hơn bé có thể bị suy hô hấp hoặc chảy máu mũi.

Bé bị cảm lạnh

Cảm lạnh cũng là một lý do phổ biến giải thích cho tình trạng trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi. Ngay cả khi trời nắng nóng, bé cũng có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm. Bên cạnh đó, những ngày mưa nhiều hoặc nhiệt độ thấp do nằm điều hòa cũng là tiền đề khiến bé dễ bị cảm lạnh, ho và nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, ngoài ho và nghẹt mũi, trẻ còn bị chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ,…

Cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi, bạn cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có cách xử lý phù hợp. Tuy rằng tình trạng nghẹt mũi và ho ở trẻ rất phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phù nề, lồng ngực xẹp, biến dạng khuôn mặt,…

Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở xương sườn phải: Nguyên nhân và cách điều trị

xử trí khi trẻ bị ho, khó thở Tùy theo từng nguyên nhân sẽ có cách xử lý phù hợp khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho và nghẹt mũi? Nếu tình trạng bệnh của bé nhẹ, không có triệu chứng sốt cao, nôn trớ, tím tái, hơi thở nặng nề,… thì cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc không dùng kháng sinh dưới đây:

Kê cao đầu bé khi ngủ

Cha mẹ có thể cho bé gối đầu cao hoặc kê thêm một chiếc khăn để nâng cao đầu bé khi ngủ. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn, các cơn ho cũng giảm giúp trẻ ngủ ngon giấc.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Phần lớn trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi là do có nhiều chất nhầy trong khoang mũi. Để giảm tình trạng này, bạn nên nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên hốc mũi để vệ sinh sạch sẽ bên trong, sát khuẩn và giảm sưng đường hô hấp. Chất nhầy được làm loãng sẽ bị tống ra ngoài khi trẻ ho hoặc được hút mũi.

Cho bé bú sữa mẹ

Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh và khẳng định hoàn toàn đúng. Trong sữa mẹ có nhiều kháng sinh tự nhiên, tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé bú sữa của mình trong những năm tháng đầu đời để hỗ trợ tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch của bé. Bên cạnh đó, khi bị ho và nghẹt mũi, cổ họng của trẻ bị khô và dễ tổn thương. Việc thường xuyên cho bé bú sữa mẹ sẽ bổ sung nước cho bé, làm ẩm vùng cổ họng, giảm ho hiệu quả.

Cách phòng ngừa cho bé

Tuy rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi, thế nhưng phần lớn đều xuất phát từ việc sức đề kháng của bé yếu kém, không chống lại được sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Vì thế, cách phòng ngừa cho bé không bị ho và nghẹt mũi tốt nhất chính là tăng sức đề kháng của trẻ thông qua một số biện pháp sau:

  • Chia nhỏ thời gian bú sữa của trẻ để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Không cho bé từ 6 tháng tuổi trở xuống ăn thức ăn lạ ngoài sữa mẹ và sữa bột.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi của bé để giúp đường thở thông thoáng, đào thải các mầm bệnh ra ngoài.
  • Giữ ấm cơ thể của bé, nhất là vào mùa đông.
  • Ngoài việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn có thể tăng cường thêm sữa công thức cho trẻ để bổ sung dinh dưỡng.
  • Giữ sạch sẽ nhà cửa, vệ sinh định kỳ máy lạnh.

tăng sức đề kháng cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Nguồn bổ sung vitamin C cần thiết cho cơ thể

Việc giữ ấm cơ thể cho bé sẽ giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi.

Trên đây là những điều cần làm khi trẻ sơ sinh bị ho, nghẹt mũi và cách phòng ngừa bệnh cho bé. Các phương pháp trên không chỉ giúp bé phòng tránh được tình trạng nghẹt mũi, ho mà còn ngăn chặn hiệu quả nhiều bệnh lý khác. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều bà mẹ khác để giúp họ luôn bảo vệ con trẻ của mình khỏe mạnh.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *