Ngộ độc khoai tây nguy hiểm như thế nào? Lưu ý cách ăn khoai tây đảm bảo an toàn

Khoai tây là một loại nguyên liệu quen thuộc và mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen dự trữ khoai tây, để lâu ngày khiến khoai mọc chồi. Ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm rất độc, ăn vào có thể bị ngộ độc khoai tây, thậm chí tử vong. Vậy rốt cuộc khoai tây mọc mầm có gây ngộ độc hay không? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.

Bạn đang đọc: Ngộ độc khoai tây nguy hiểm như thế nào? Lưu ý cách ăn khoai tây đảm bảo an toàn

Một số người nói rằng chỉ cần cắt bỏ phần mọc mầm là khoai tây vẫn có thể ăn được tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mê sảng, tiêu chảy,… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do hệ thần kinh bị tê liệt và ngừng tim.

Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm?

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, hai hợp chất này còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Glycoalkaloids có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng với một lượng nhỏ. Những lợi ích bao gồm như kháng sinh, hạ đường huyết và giảm cholesterol. Tuy nhiên tiêu thụ với hàm lượng lớn, chúng có thể trở nên độc hại.

Khi một củ khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây mọc mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều hợp chất này và dẫn đến ngộ độc khoai tây.

Các triệu chứng ngộ độc thường bắt đầu từ một vài giờ đến một ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm. Với ngộ độc glycoalkaloid ở mức độ thấp thường gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ một lượng lớn hơn, có thể gây ra huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, sốt, nhức đầu và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vì vậy bà bầu không được ăn khoai tây mọc mầm.

Ngộ độc khoai tây nguy hiểm như thế nào? Lưu ý cách ăn khoai tây đảm bảo sức khoẻ 1 Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Glycoalkaloids khi tiêu thụ có thể gây ngộ độc khoai tây

Dấu hiệu ngộ độc khoai tây

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn phải phần mầm, ăn sống khoai tây. Khi ăn một lượng nhỏ, solanin và alphachaconine gây ra các triệu chứng ngộ độc nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, co giật, ảo giác, nhức đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm,… Trường hợp nặng có thể tử vong do thần kinh trung ương bị tê liệt, trung tâm hô hấp không hoạt động được và cũng có thể gây ngừng tim do tổn thương cơ tim.

Thời gian hồi phục sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào lượng ​​alkaloid và mức độ điều trị. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày. Một số trường hợp phải nhập viện để theo dõi và điều trị.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em

Ngộ độc khoai tây nguy hiểm như thế nào? Lưu ý cách ăn khoai tây đảm bảo sức khoẻ 2 Trường hợp ngộ độc nhẹ sẽ gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt,…

Khoai tây mọc mầm cắt bỏ đi có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe, vậy có cách nào để loại bỏ các chất độc trong khoai tây mọc mầm không? Trên thực tế, các hợp chất glycoalkaloid tập trung nhiều hơn ở lá, hoa và chồi của khoai tây. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây có màu xanh hay bị dập nát cũng là dấu hiệu chứa nhiều glycoalkaloids.

Việc loại bỏ các mầm, chồi mọc ở củ khoai tây hoặc phần dập nát, đổi màu xanh có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm độc.

Ngoài ra, phương pháp chế biến còn giúp giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây bằng cách lột vỏ rồi chiên giòn có thể làm giảm lượng glycoalkaloid. Trong khi đó, luộc hoặc nướng trong lò vi sóng không đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định khoai tây mọc mầm có độc hại không. Do đó, khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây bị thâm, xanh hoặc đã mọc mầm để đảm bảo an toàn.

Cách bảo quản khoai tây

Sau khi mua khoai tây, hãy dành một vài phút để phân chia những củ bị dập hay rách vỏ. Những củ này nên được sử dụng sớm vì chúng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn các loại củ thông thường hoặc có thể lây lan sang các củ khoai tây khác.

Khoai tây nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm ướt. Đây là những điều kiện có thể làm cho khoai tây mọc mầm hoặc thối rữa. Nếu khoai tây mua về không đựng trong túi lưới, bạn có thể cho vào hộp thông gió, nên lót giấy báo giữa các lớp khoai. Sau đó dùng giấy báo che bề mặt trên của khoai tây lại.

Trong khi bảo quản khoai tây nên kiểm tra hàng tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng trong quá trình bảo quản. Vì một củ khoai tây hỏng có thể lây sang các củ khoai tây khác, nên cần được xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra bạn nên tránh bảo quản khoai tây chung với hành tây, vì hai loại củ này đặt gần nhau làm đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Ngộ độc khoai tây nguy hiểm như thế nào? Lưu ý cách ăn khoai tây đảm bảo sức khoẻ 3

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình có nên quan hệ không?

Nên bảo quản khoai tây nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời

Lưu ý ăn khoai tây để đảm bảo an toàn sức khỏe

  • Khoai tây có chỉ số đường huyết cao nên có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
  • Ăn nhiều khoai tây có thể gây ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu,… Bạn phải cẩn thận xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không trước khi sử dụng.
  • Bà bầu nên tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được ăn khoai tây đã mọc mầm.
  • Một số nguyên liệu không nên kết hợp với nhau trong đó khoai tây không nấu chung với cà chua, đặc biệt là cà chua xanh vì có thể gây hại cho dạ dày và tiêu hóa.
  • Trước khi sử dụng khoai tây để làm thuốc chữa bệnh phải hỏi ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đông y để tránh các tác dụng phụ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn trong việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc khoai tây. Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây có chứa các chất gây hại nên đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *