Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập của nhiều người. Đặc biệt tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, sống cô lập với xung quanh, suy nhược cơ thể trầm trọng.

Bạn đang đọc: Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính

Tìm hiểu mệt mỏi mãn tính là gì, các biểu hiện và điều trị bệnh qua bài viết sau đây bạn nhé.

Thế nào là mệt mỏi mãn tính?

Mệt mỏi mãn tính (Chronic Fatigue Syndrome) viết tắt CFS. Đây là một tình trạng người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi mọi lúc mà không rõ lý do. Tình trạng này kéo dài ít nhất 6 tháng và không có dấu hiệu cải thiện ngay cả khi bệnh nhân đã được nghỉ ngơi, không liên quan đến các bệnh lý khác.

Tình trạng mệt mỏi mãn tính làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

  • Ảnh hưởng công việc, học hành, giảm các hoạt động bản thân. Bạn sẽ không thiết tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào.
  • Cơ thể dần suy nhược, ốm yếu, gầy gò.
  • Bệnh có thể dẫn đến trầm cảm.

Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính 1Mệt mỏi mãn tính ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống của bạn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính

Theo các chuyên gia y tế, những nguyên nhân gây mệt mỏi mãn tính bao gồm:

  • Tuy chưa được làm rõ nhưng nguyên nhân gây mệt mỏi mãn tính có liên quan đến nhiễm virus, nhiễm toxins.
  • Sau khi phẫu thuật, sau chấn thương có thể gây mệt mỏi mãn tính.
  • Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch
  • Dùng thuốc một số loại thuốc trong thời gian dài cũng có thể gây mệt mỏi mãn tính như: Benzodiazepam, Betablocks, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh.
  • Một số nguyên nhân khác bao gồm: thiếu máu thiếu sắt, hạ glucose máu, bệnh dị ứng, thay đổi các hormone sản xuất tại các vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận.

Mệt mỏi mãn tính có biểu hiện gì?

Mặc dù với mỗi người bệnh, các dấu hiệu mệt mỏi mãn tính là khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

Mệt mỏi

Mệt mỏi là biểu hiện chính của bệnh. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, dù gắng sức vẫn thấy mệt và tình trạng này không giảm khi nghỉ ngơi. Mệt mỏi thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Ngoài ra, bạn còn có cảm giác không muốn ăn uống, không muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.

Cảm thấy khó chịu sau khi gắng sức

Người bệnh sẽ cảm thấy kiệt sức khó hồi phục sau khi tham gia các hoạt động gây gắng sức. Đây cũng là lý do mà những người bị mệt mỏi mãn tính phải tự kiểm soát hoạt động của mình.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, mất ngủ, khó ngủ, ngủ quá nhiều, hay gặp ác mộng, đổ mồ hôi khi ngủ là triệu chứng thường thấy của người bệnh mệt mỏi mãn tính. Người bệnh thường sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi thức dậy mặc dù đã nghỉ ngơi sau một đêm dài.

Tìm hiểu thêm: Thực hư về cây thuốc nam lợi sữa sau sinh cho mẹ: Sự thật và những điều cần biết

Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính 2Rối loạn giấc ngủ là biểu hiện của mệt mỏi mãn tính.

Nhận thức trở nên suy giảm

Người bệnh mệt mỏi mãn tính khi nghĩ hoặc giải quyết vấn đề cho dù là đơn giản cũng có thể làm suy giảm năng lượng nghiêm trọng.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra khi chuyển từ nằm ngửa sang ngồi hoặc đứng. Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng. Đây cũng là một triệu chứng mệt mỏi mãn tính thường thấy.

Đau

Hầu hết tất cả những người mắc bệnh mệt mỏi mãn tính đều xuất hiện tình trạng đau. Họ có thể bị đau đầu, chuột rút nhẹ cho đến đau dữ dội, đau nhức cơ và khớp. Các kiểu đau khác mà người bệnh cũng thường gặp phải như: đau kiểu âm ỉ, đau nhói hay đau có kèm theo ngứa ran.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, người bệnh mệt mỏi mãn tính cũng gặp các triệu chứng khác nữa.

Điều trị mệt mỏi mãn tính như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, không có bất kỳ phương pháp điều trị mệt mỏi mãn tính cụ thể nào cả. Điều trị chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng phối hợp các phương pháp điều trị, cụ thể:

  • Điều trị tâm lý cho người bệnh bằng cách thường xuyên trò chuyện, khuyên giải, đưa người bệnh đi chơi, đi du lịch để tâm hồn được thoải mái.
  • Sử dụng acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin trong các trường hợp đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp.
  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống trầm cảm nhằm cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp ngủ ngon hơn.
  • Nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần để xác định suy nghĩ tiêu cực và hành vi trì hoãn thay thế bằng sự lành mạnh, tích cực.
  • Cải thiện giấc ngủ bằng cách thay đổi thói quen ngủ, tránh các chất như caffeine và rượu, bác sĩ có thể kê toa thuốc ngủ… Đặc biệt, ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Tránh căng thẳng: Xây dựng lối sống lành mạnh, giảm bớt các áp lực, căng thẳng, dành thời gian thư giãn mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, gym…
  • Tuyệt đối không làm việc quá sức.

Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính 3

>>>>>Xem thêm: Có nên thực hiện mài răng cửa không và cần lưu ý gì khi mài răng cửa?

Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ khi bị mệt mỏi mãn tính.

Mệt mỏi mãn tính ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, bạn chớ chủ quan với những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Bởi phát hiện bệnh sớm có thể giúp quá trình điều trị dễ dàng và thuận lợi hơn.

Hường

Nguồn thma khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *