Có nhiều trẻ hay bị ngứa hậu môn, gãi nhiều gây trầy xước, viêm nhiễm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào?
Bạn đang đọc: Trẻ bị ngứa hậu môn nguyên nhân vì sao?
Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ngứa hậu môn có lẽ là tình trạng nhiều mẹ thường thấy ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý biểu hiện này.
Nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn ở trẻ
Có một số nguyên nhân thường gặp mà nhiều trẻ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn. Mẹ có thể tham khảo để nhận định bé nhà mình thuộc trường hợp nào.
Trẻ bị ngứa hậu môn.
Nhiễm giun kim
Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nghĩ đến khi thấy con bị ngứa hậu môn. Giun kim rất dễ lây lan qua “bàn tay bẩn”. Vì thế, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi còn chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, hay cho tay lên mũi miệng rất hay nhiễm giun.
Biểu hiện nhiễm giun kim là trẻ bị ngứa hậu môn vào buổi tối đi ngủ khoảng từ 10h. Trẻ có thể bị thức giấc giữa đêm vì ngứa, khó chịu, khóc đêm.
Nhiễm nấm ở hậu môn
Nấm men là tác nhân chính thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể. Hậu môn có nhiều nếp gấp lại thường xuyên ẩm ướt là môi trường thuận lợi để nấm men sinh sôi phát triển. Vùng nếp gấp hậu môn bị dày lên, có màu đỏ và gây ngứa rất nhiều.
Hậu môn bị ẩm ướt
Sau khi trẻ tắm rửa, làm ướt không được lau khô, môi trường ẩm ướt dính vào quần, bỉm khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn.
Những trẻ vẫn còn đóng bỉm rất hay bị ngứa hậu môn do bỉm ướt không được thay thường xuyên.
Hậu môn bị phát ban mọc mụn nước
Đây là nơi rất dễ bị bí bách hoặc cơ thể bị nhiệt nóng cũng có thể mọc nhiều mụn nước, nổi mẩn đỏ xung quanh viền hậu môn. Trẻ càng gãi, mụn nước vỡ ra càng gây ngứa và viêm nhiễm vùng hậu môn.
Trĩ, táo bón ở trẻ nhỏ
Trĩ không chỉ gặp phải ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Táo bón lâu ngày, ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Táo bón vừa là triệu chứng vừa là nguyên nhân khiến trẻ mắc trĩ. Mà trẻ nhỏ bị táo bón do chế độ ăn uống là rất thường gặp.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em ăn nhiều trứng gà có tốt không? Bật mí cách chế biến trứng cho trẻ ăn
Táo bón gây ngứa hậu môn ở trẻ.
Mặc quần quá bó, mặc nhiều lớp quần
Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều mẹ bỏ sót không biết tại sao trẻ hay bị ngứa hậu môn. Quần quá bó nhất là vào mùa hè khi trẻ vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi khiến hậu môn ngứa ngáy.
Mùa đông mặc nhiều lớp quần áo cũng khiến trẻ bí bách khó chịu ở hậu môn.
Vì thế, mẹ cần chú ý hơn về cách ăn mặc của trẻ.
Dị ứng
Những trẻ có cơ địa dị ứng thì các loại vải, nước giặt, nước xả quần áo cũng có thể khiến trẻ bị ngứa hậu môn. Trường hợp dị ứng thì phần da trên cơ thể trẻ cũng sẽ bị nổi ban, ngứa ngáy.
Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao?
Tùy vào từng nguyên nhân mà các cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng ngứa hậu môn.
Tẩy giun cho trẻ định kì
6 tháng 1 lần trẻ cần được tẩy giun sán. Hầu hết các thuốc giun trên thị trường đều có tác dụng diệt giun kim. Vì thế, mẹ nhớ đừng quên tẩy giun cho bé. Đối với trẻ bị nhiễm giun cần đi khám bác sĩ để soi phân tìm trứng giun và uống thuốc diệt giun theo chỉ định. Sau khi uống thuốc 1 tuần trẻ vẫn có thể bị ngứa hậu môn.
- Mách bạn: Thuốc tẩy giun Fugacar 500mg Janssen vị dâu cho trẻ trên 2 tuổi đang được tin dùng hiện nay.
Mẹ cũng có thể bắt giun kim bằng băng dính trắng vào buổi tối sau 10h. Đây là thời điểm giun chui ra ngoài để đẻ trứng.
Cho trẻ ngâm mông vào chậu nước ấm
Nước ấm có thể làm dịu vùng hậu môn bị ngứa rát đồng thời tăng kích thích hậu môn giảm tình trạng táo bón cho trẻ.
Mẹ có thể thả thêm muối hột, baking soda vào chậu nước ấm giúp làm sạch vùng hậu môn cho trẻ.
Điều trị táo bón, trĩ ở trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh hoặc ngâm mông trong chậu nước ấm, tăng cường vận động. Những biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng táo bón từ đó ngăn chặn hình thành bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu an toàn, hiệu quả có thể bạn chưa biết
Cho trẻ ăn nhiều rau giảm táo bón.
Nếu các biện pháp tại nhà không giúp trẻ đi vệ sinh được bình thường, ngứa hậu môn tái diễn liên tục thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Phòng tránh ngứa hậu môn ở trẻ
Ngoài những cách điều trị ngứa hậu môn thì mẹ cũng cần phải phòng tránh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ, hạn chế cho trẻ gãi nhiều gây trầy xước, viêm lan ở hậu môn.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa hàng ngày.
- Lau khô hậu môn không mặc quần ướt ẩm.
- Chọn các loại giặt xả dịu nhẹ, chọn quần áo vải cotton, sợi bông mềm mại, thấm mồ hôi tránh dị ứng cho trẻ.
- Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Thay quần áo hàng ngày, khi bẩn, ẩm ướt cần thay ngay.
Trên đây là những thông tin liên quan đến biểu hiện ngứa hậu môn xảy ra ở trẻ. Nguyên nhân thường gặp, các xử lý và phòng tránh khi gặp phải tình trạng này đã được chia sẻ chi tiết. Tuy đây không phải là biểu hiện nghiêm trọng nhưng mẹ cũng cần đặc biệt chú ý để xử lý chấm dứt sự khó chịu cho bé.
Lâm Khuê
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể