Khi mang thai, những mẹ bầu thường có xu hướng lo lắng về mọi thứ. Họ sẽ nghĩ về hầu hết mọi thứ mà mình ăn và uống, chế độ tập thể dục và thậm chí cả việc chăm sóc răng miệng của mình. Vậy có nên thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng khi mang thai và có bầu trồng răng được không?
Bạn đang đọc: Có bầu trồng răng được không? Thời điểm nào trồng răng là an toàn?
Sau nhiều tháng suy nghĩ nghiêm túc, một số người quyết định cấy ghép răng implant (hay được gọi là trồng răng). Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn đã được tư vấn và đặt lịch hẹn nhưng lại phát hiện ra rằng mình đang mang thai. Lúc này, có lẽ bạn thắc mắc rằng liệu trồng răng có an toàn không, những điều cần biết về việc cấy ghép răng là gì và có bầu trồng răng được không?
Contents
Trồng răng là gì?
Trước khi giải đáp cho thắc mắc có bầu trồng răng được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về phương pháp trồng răng. Trồng răng (hay còn gọi là cấy ghép implant) là một thủ thuật thay thế chân răng bằng các trụ kim loại giống như vít và thay thế những răng bị hư hỏng hoặc bị mất bằng răng nhân tạo có hình dáng và chức năng giống như răng thật. Phẫu thuật trồng răng nha khoa có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả cho răng giả và việc phẫu thuật cấy ghép nha khoa được thực hiện như thế nào tùy thuộc vào loại cấy ghép và tình trạng xương hàm của bệnh nhân.
Lợi ích chính của cấy ghép, trồng răng là hỗ trợ vững chắc cho răng mới và cần một quá trình đòi hỏi xương phải lành lại chặt chẽ xung quanh bộ cấy ghép. Vì quá trình lành xương này cần có thời gian nên có thể mất nhiều tháng.
Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, phẫu thuật cấy ghép nha khoa tiềm ẩn một số rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên, các vấn đề này rất hiếm gặp và khi chúng xảy ra, chúng thường khu trú và dễ điều trị. Rủi ro bao gồm:
- Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép.
- Chấn thương hoặc tổn thương các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như răng hoặc mạch máu khác.
- Tổn thương thần kinh: Có thể gây đau, tê hoặc ngứa ran ở răng, nướu, môi hoặc cằm.
- Các vấn đề về xoang: Khi cấy ghép các trụ kim loại được đặt ở hàm trên nhô vào một trong các khoang xoang, gây nên các triệu chứng về xoang.
Có bầu trồng răng được không?
Trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp điều trị nào bằng nha khoa hoặc y học, các bác sĩ đều cân nhắc đến những rủi ro và lợi ích và họ luôn cố gắng giảm tối đa nguy cơ chấn thương, rủi ro cho bệnh nhân. Hơn thế, điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ mang thai.
Một chiếc răng bị nhiễm trùng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc cấy ghép implant đòi hỏi phải gây mê, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả bà mẹ và em bé. Nhiều kĩ thuật còn liên quan đến chụp X-quang, một kĩ thuật hình ảnh mà các bác sĩ không khuyến khích thai phụ thực hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ.
Có lẽ đáng lo ngại nhất là bệnh nhân mang thai có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn sau phẫu thuật cấy ghép implant. Việc mang thai cũng sẽ hạn chế các lựa chọn điều trị nhiễm trùng nếu điều đó xảy ra. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không được sử nhiều loại thuốc kháng sinh. Bạn thậm chí không thể dùng thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng sau trồng implant.
Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục tình trạng say cà phê đơn giản, hiệu quả mà bạn nên biết
Ngoài ra, những thay đổi trong hệ thống miễn dịch khi mang thai làm tăng nguy cơ viêm nướu và tiểu đường thai kỳ. Những tình trạng này có thể làm cấy ghép nha khoa trở nên rủi ro hơn, làm tăng nguy cơ thất bại. Vì sức khỏe răng miệng tốt và đảm bảo điều trị tối ưu, các nha sĩ thường khuyên những người mang thai nên đợi cho đến khi con họ chào đời để nâng cao tỷ lệ thành công.
Để giải đáp cho thắc mắc có bầu trồng răng được không thì câu trả lời là các thủ thuật tự chọn như phẫu thuật cấy ghép nha khoa có thể được thực hiện sau ba tháng đầu tiên. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ nha khoa đều khuyên bạn không nên trồng trăng trong thai kỳ mà nên đợi cho đến sau khi sinh em bé và sức khỏe của bạn đã dần hồi phục, ổn định. Các nghiên cứu cho thấy việc gây tê cục bộ cho người mang thai là hoàn toàn an toàn, nhưng cấy ghép răng thường cần các phương pháp gây tê mạnh hơn. Điều này có thể gây rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi của họ.
3 lý do nên đợi sinh con rồi mới trồng răng
Tóm lại, bạn nên đợi sinh con rồi mới trồng răng bởi 3 lý do sau:
- Tăng hormone: Mang thai khiến nồng độ hormone tăng mạnh. Điều này khiến người mang thai dễ mắc bệnh nướu răng, làm tăng nguy cơ thất bại khi cấy ghép răng implant.
- Biến chứng sau phẫu thuật: Chăm sóc sau cấy ghép nha khoa thường liên quan đến việc dùng thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu và nguy cơ nhiễm trùng. Thật không may, nhiều loại thuốc giảm đau không an toàn khi mang thai.
- Những rủi ro khác: Thuốc gây mê mạnh và chụp X-quang có thể không an toàn cho người mang thai.
>>>>>Xem thêm: Tại sao cần dùng thuốc trị sẹo sau khi bắn laser? Top sản phẩm trị sẹo được tin dùng
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc về câu hỏi có bầu trồng răng được không? Nếu bạn đang nghĩ đến việc cấy ghép, trồng răng khi mang thai, hãy đến những cơ sở nha khoa uy tín và tham khảo sự tư vấn của nha sĩ. Họ sẽ có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn an toàn nhất, lành mạnh nhất cho cả mẹ và bé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể