Ung thư biểu mô tuyến phổi là loại ung thư thường gặp nhưng nguyên nhân gây ra bệnh vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố nguy cơ được ghi nhận gây bệnh.
Bạn đang đọc: Ung thư biểu mô tuyến phổi: Triệu chứng và cách điều trị
Trong tổng số các ca mắc ung thư phổi, ung thư biểu mô tuyến phổi chiếm khoảng 40%. Bệnh lý này thường có tốc độ phát triển chậm hơn so với các loại ung thư phổi khác. Vì vậy nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh tương đối cao.
Contents
Thế nào là ung thư biểu mô tuyến?
Trên cơ thể con người các tuyến đóng vai trò cung cấp chất lỏng, dinh dưỡng để giữ ấm đảm bảo các bộ phận luôn hoạt động tốt. Ung thư biểu mô tuyến là loại bệnh lý xuất phát từ các tế bào bài tiết của một số cơ quan như phổi, vú, đại tràng…
Những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến là khi các tế bào trong các tuyến này phát triển quá nhanh, vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ung thư có thể lây sang vị trí khác gây hại cho các mô khỏe mạnh.
Hiện nay, dựa vào vị trí và giai đoạn phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn mà các phương pháp có thể làm chậm sự phát triển của khối u hoặc ngăn chặn được căn bệnh này.
Dấu hiệu, triệu chứng của ung thư biểu mô tuyến phổi cần lưu ý
Phổi là cơ quan rất quan trọng, có nhiệm vụ giúp cơ thể trao đổi khí O2 và CO2 liên tục với môi trường bên ngoài. Ung thư phổi chủ yếu xuất phát từ lớp biểu mô (carcinôm). Trong đó ung thư biểu mô tuyến phổi và ung thư biểu mô gai phổi là hai loại chính yếu. Ngoài ra còn có một số loại mô hiếm gặp như: Sarcôm, melanom phổi, lymphôm phổi…
Triệu chứng của ung thư lớp biểu mô tuyến phổi thường rất đa dạng, không rõ ràng. Từ không triệu chứng (chỉ tình cờ phát hiện qua phim ảnh) đến khó thở, ho ra máu, sụt cân, đau ngực khi hít thở sâu… Triệu chứng của bệnh còn có sự thay đổi dựa trên vị trí khối u di căn đến. Đa phần những bệnh nhân mắc bệnh này có liên quan đến thói quen hút thuốc lá.
Một số cách chẩn đoán ung thư tuyến phổi
Ung thư biểu mô tuyến, đặc biệt là tuyến phổi khi được phát hiện sớm sẽ có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Do đó, việc tầm soát ung thư định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các loại ung thư. Bên cạnh đó còn có một số cách chẩn đoán ung thư tuyến phổi, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Xét nghiệm máu giúp phát hiện khối u.
- Sử dụng phương pháp nội soi phế quản.
- Siêu âm qua nội soi phế quản (ebus) và siêu âm qua nội soi thực quản (eus) giúp đánh giá hạch vùng trung thất.
- Thực hiện các phương pháp sinh thiết trọn hạch di căn, sinh thiết qua siêu âm hoặc CT, sinh thiết qua phẫu thuật mở hoặc nội soi lồng ngực…
- Thực hiện xét nghiệm tế bào trong đờm, trong dịch màng phổi.
- Xét nghiệm đột biến gen phát hiện ung thư biểu mô tuyến.
Tìm hiểu thêm: Xuất huyết quanh túi thai là gì? Có nguy hiểm đối với mẹ bầu không?
Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tuyến phổi phổ biến
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ di căn và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị ung thư phù hợp.
Phẫu thuật khối u biểu mô tuyến phổi
Phẫu thuật ung thư là phương pháp chính yếu đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến phổi ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh nhân có đủ sức khỏe và hệ hô hấp đảm bảo thì phẫu thuật chính là phương pháp phù hợp nhất. Tùy vào độ lan rộng của khối u sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khác nhau từ phẫu thuật cắt chêm, đến phẫu thuật cắt thùy, thậm chí là cắt toàn bộ phổi.
Xạ trị với các giai đoạn muộn
Xạ trị được sử dụng với các trường hợp phát hiện ung thư biểu mô tuyến phổi ở giai đoạn muộn. Phương pháp này sẽ sử dụng chùm tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc thu nhỏ các khối u. Xạ trị triệt để thường đi kèm với hóa trị hoặc phẫu thuật để tăng tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được củng cố thêm bằng liệu pháp miễn dịch ung thư (thuốc Durvalumab) nếu như khối bướu có PD-L1 > 1%.
Hóa trị với giai đoạn cuối
Khi bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn cuối, thời điểm khối u có khả năng đã di căn thì phương pháp hóa trị được sử dụng. Trường hợp khác, bệnh nhân bị tái phát sau điều trị thì cần sử dụng hóa trị. Hóa trị ở giai đoạn này chỉ kéo dài sự sống cho bệnh nhân và hầu như không thể khỏi bệnh.
Phương pháp này chủ yếu đưa thuốc vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch, để tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư. Hóa trị có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị để nâng cao cả năng ngăn chặn tế bào ung thư.
>>>>>Xem thêm: Chớ chủ quan với triệu chứng mệt mỏi mãn tính
Ung thư biểu mô tuyến phổi khi ở giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Vì vậy, việc nắm rõ thông tin sức khỏe, tầm soát định kỳ sẽ phần nào giúp phát hiện sớm ung thư. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của ung thư biểu mô tuyến, hãy chủ động đến thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến giáp thể nang
- Ung thư biểu mô tuyến bã có chữa khỏi được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể