Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh

“Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí?” luôn là thắc mắc của nhiều người trước nguy cơ bùng phát thành dịch của căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây truyền này, từ đó có thể phòng tránh kịp thời cho chính bản thân mình và những người khác.

Bạn đang đọc: Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh

Virus thủy đậu (bệnh trái rạ) có thể lây nhiễm âm thầm từ người này sang người khác, dấu hiệu điển hình là việc xuất hiện các mụn nước đỏ trên khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Do đó cần có sự tìm hiểu trước về căn bệnh để chủ động ngăn ngừa bệnh tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ có những chia sẻ về căn bệnh này qua một số câu hỏi liên quan như virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí, con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh là gì,… Mời bạn đọc cùng theo dõi qua nhé.

Virus thủy đậu có cấu tạo như thế nào?

Virus thủy đậu có tên khoa học là Varicella zoster có thể nhận biết qua một số đặc điểm như sau:

  • Có hình khối cầu với đường kính khoảng 250nm.
  • Phần capsid được bọc bên ngoài bởi protein.
  • Phần lõi của virus có ADN.

Virus thủy đậu có thể sống sót nhiều ngày trong môi trường không khí, vì thế khả năng lây lan của chúng vô cùng nhanh. Tuy nhiên, may mắn là loại virus này có thể tránh lây truyền bởi các dung dịch sát khuẩn và khẩu trang mà chúng ta hay sử dụng.

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh 1

Virus thủy đậu có hình dạng khối cầu và có thể sống sót nhiều ngày trong không khí

Các đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu nằm trong số các căn bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh trong cộng đồng, có nguy cơ cao bùng phát thành dịch. Hình thức lây nhiễm chính của bệnh thủy đậu thường có 4 con đường bao gồm:

Lây qua đường hô hấp

Virus thủy đậu Varicella Zoster tồn tại ngay cả trong giọt bắn dịch tiết mũi của người bệnh thủy đậu khi hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, khi người khỏe mạnh vô tình hít phải trong không khí cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, đây cũng được xem là con đường lây nhiễm chính của bệnh thủy đậu.

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh 2

Virus thủy đậu có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp từ dịch mũi tiết ra của người bệnh

Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp

Bên cạnh việc xâm nhập vào hệ hô hấp của virus Varicella Zoster, nếu người khỏe mạnh vô tình chạm vào vật dụng của người bệnh có dính dịch mũi từ mụn nước thủy đậu và chạm vào bộ phận miệng, mũi hoặc mắt đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp

Hơn nữa bệnh còn lây lan với người khác qua đường tiếp xúc trực tiếp, điển hình như chạm tay vào vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước hoặc chất dịch vỡ ra từ mụn thủy đậu của người bệnh cũng có nguy cơ cao khởi phát bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai

Cuối cùng là con đường lây truyền từ mẹ sang con khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu, em bé có thể bị lây nhiễm qua nhau thai sau khi chào đời.

Ngoài ra khi tiếp xúc với người mắc bệnh zona thần kinh cũng có thể bị nhiễm bệnh, những người đã từng mắc bệnh thủy đậu cũng có thể mắc zona trong tương lai vì virus có thể tồn tại lâu trong hệ thần kinh con người.

Tìm hiểu thêm: Những ai cần tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4?

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh 3
Em bé chào đời có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu khi bị lây bệnh từ nhau thai trong bụng mẹ

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí?

Bên cạnh việc tìm hiểu mức độ nguy hiểm của virus thủy đậu thì nhiều người bệnh còn thắc mắc rằng không biết virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí để có cách phòng ngừa tốt nhất đảm bảo an toàn cho người xung quanh.

Theo nhiều chuyên gia cho rằng thời gian virus thủy đậu tồn tại không có con số nhất định và thường tồn tại trong nhiều ngày ở môi trường không khí. Nếu môi trường sạch sẽ, thông thoáng thì thời gian tồn tại của virus sẽ bị rút ngắn lại. Bên cạnh các dung dịch sát khuẩn thì nhiệt độ cao từ 55 độ C cũng là giải pháp tiêu diệt virus thủy đậu.

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh 4

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí là thắc mắc nhiều người quan tâm

Giai đoạn lây nhiễm mạnh nhất của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu dễ dàng lây nhiễm nhất cho người khác khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước, đối với người bị thay đổi miễn dịch thì quá trình lây nhiễm sẽ kéo dài hơn, riêng với người sống cùng với người bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh đến 90%, thời gian khởi phát bệnh trong vòng 21 ngày, sau khi mọc ban đỏ 7 – 10 ngày, có thể lan truyền bệnh zona thần kinh.

Sau khi bệnh toàn phát trên cơ thể thì khả năng lây nhiễm sẽ giảm xuống, nhưng ở một vài trường hợp, tốc độ lây nhiễm vẫn cao khi cơ thể người bệnh vẫn chưa hồi phục.

Nhiễm virus thủy đậu có nguy hiểm không?

Đối với thủy đậu ở cấp độ lành tính có thể khởi phát và tự khỏi trong vòng khoảng 10 ngày nếu được theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngoài ra đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus thủy đậu acyclovir để làm thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Mặt khác khi bệnh rơi vào giai đoạn nặng sẽ xuất hiện các biến chứng điển hình như vết mụn nước mưng mủ, bội nhiễm da gây hoại tử,… Nếu phát hiện bệnh trễ có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong máu gây nhiễm trùng huyết và một số biến chứng liên quan đến não như viêm màng não, viêm não,… Đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách nào hiệu quả?

Đối với những người đã từng mắc bệnh thì khả năng tái phát lại trong tương lai rất thấp vì đã có hệ miễn dịch, riêng với người chưa từng mắc bệnh thì có thể tiêm ngừa vacxin để giảm khả năng lây nhiễm cũng như các biến chứng khi mắc bệnh với tỷ lệ phòng bệnh đến 90%, còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch kém.

Riêng với trường hợp trong gia đình hoặc bạn bè mắc bệnh nhưng đã tiếp xúc trước khi phát hiện bệnh, có thể tham khảo thêm các cách sau đây để phòng ngừa khả năng lây lan cao nhất.

  • Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi phải tiếp xúc gần với bệnh nhân thủy đậu.
  • Cách ly người bệnh trong không gian riêng, không sinh hoạt chung và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập thể thao điều độ.
  • Khuyến khích người bệnh thủy đậu không nên gãi hoặc chà xát các nốt mụn nước để giảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.

Lưu ý: Những cách phòng ngừa lây lan bệnh thủy đậu trên đây chỉ là những gợi ý chung dành cho bạn đọc. Để có biện pháp cụ thể trong từng trường hợp thì bệnh nhân nên thăm khám tại các đơn vị y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí? Hình thức dễ lây nhiễm của bệnh 5

>>>>>Xem thêm: Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?

Tiêm ngừa vacxin là cách phòng ngừa hiệu quả giúp giảm thiểu mức độ nhiễm bệnh

Với khả năng lây lan nhanh chóng trong không khí, bệnh thủy đậu có thể bùng phát dịch bất cứ lúc nào, việc trang bị cho bản thân kiến thức quan trọng về các đường lây nhiễm của thủy đậu cũng như biết được virus thủy đậu sống bao lâu trong không khí để chủ động tiêm ngừa vacxin, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *