Uống trà xanh có tốt cho thận không?

Đã từ lâu trà xanh là một thức uống được bao người mê đắm, không chỉ bởi hương thơm và mùi vị ấn tượng mà còn vì thức uống được cho là rất tốt đối với sức khỏe con người. Vậy uống trà xanh có tốt cho thận không? Hôm nay chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp nhé!

Bạn đang đọc: Uống trà xanh có tốt cho thận không?

Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. Chính vì thế nên việc sử dụng thực phẩm hay uống bất kì loại nước nào cũng cần có sự cân nhắc về sự ảnh hưởng của nó đến thận. Nếu bạn chưa biết uống trà xanh có tốt cho thận và bổ thận không hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Một số thông tin về trà xanh

Để giải đáp thắc mắc uống trà xanh hay uống nước gì tốt cho thận không thì trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về trà xanh và những vấn đề liên quan đến sức khỏe xung quanh loại thức uống này.

Trà xanh hay còn được gọi với một cái tên khác là chè xanh. Là thức uống phổ biến tại Châu Á, có nhiều nền văn hóa xoay quanh việc pha trà và chế trà, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất ưa chuộng loại thức uống này.

Uống trà xanh có tốt cho thận không? 1

Trà xanh rất phổ biến ở Việt Nam

Trong trà xanh có chứa các loại chất như: Catechin (EGCG), caffeine, axit amin (theanine), vitamin, saponin, khoáng chất, chất diệp lục,… tùy theo cách sử dụng và chế biến, trà xanh sẽ đem lại những mặt lợi, hại khác nhau cho cơ thể. Có nhiều loại trà xanh khác nhau được trồng tại những vùng địa phương khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau.

Uống trà xanh có tốt cho thận không?

Đối với người có thận khỏe mạnh thì trà xanh hoàn toàn là một lựa chọn tốt. Như đã nói ở trên, trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, bao gồm cả thận. Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi uống trà xanh có tốt cho thận không thì câu trả lời là có nếu uống với lượng vừa đủ cho cơ thể.

Tuy vậy, cách sử dụng và uống trà xanh như thế nào mới là điều đáng chú ý. Không phải lúc nào uống trà xanh cũng tốt và không phải uống như thế nào cũng đem lại lợi ích cho thận.

Trà đặc thường chứa nhiều florua, nếu uống trà xanh vào lúc bụng đói có thể gây hại cho thận vì thận là cơ quan chính bài tiết florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua quá lớn, vượt quá khả năng bài tiết của thận, chất này tích tụ lại trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy nếu một người uống trà xanh quá đặc hoặc nhiều hơn lượng trung bình (gần 1 lít mỗi ngày) thì sẽ gây ra tổn thương cho thận.

Tìm hiểu thêm: Ngứa nổi mề đay toàn thân có gây nguy hiểm hay không?

Uống trà xanh có tốt cho thận không? 2
Uống trà xanh có tốt cho thận không là thắc mắc của nhiều người

Lợi ích của trà xanh với cơ thể

Trà xanh là một thực phẩm tốt, ngoài lợi ích với thận, trà xanh còn mang lại một số lợi ích sau:

  • Cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Vitamin là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên cơ thể không thể sản sinh ra những dưỡng chất này mà chúng ta phải bổ sung từ thức ăn cũng như thực phẩm bên ngoài. Trà xanh là một nguồn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt. Cụ thể, trong trà xanh có các loại vitamin như:vitamin B2, vitamin C, vitamin E, β-carotene, acid folic… và các loại khoáng chất như: canxi, photpho, kali,.. rất tốt cho cơ thể.
  • Hỗ trợ hệ cơ xương khỏe mạnh: Thành phần catechin trong trà xanh cũng có công dụng làm chậm quá trình lão hóa của xương. Catechin (EGCG) kích thích enzyme thúc đẩy sự phát triển xương lên đến 79%, điều này hỗ trợ các bệnh thường gặp ở người già như nhuyễn xương và loãng xương.
  • Tăng cường trí nhớ: EGCG (chất chống oxy hóa) có trong trà xanh có thể giúp con người tăng lao động trí óc hoặc thể chất. Đồng thời, chất này còn có tác dụng chống lại những tác động của tuổi tác lên sự phát triển và vận hành ở não bộ. Bên cạnh đó, thành phần EGCG cũng tham dự vào quá trình sản sinh các tế bào não, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ ở người già như parkinson và alzheimer.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Catechin có trong trà xanh có khả năng làm giảm cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch đối với những ai từng bị đau tim.
  • Ngừa sâu răng: Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều loại kem đánh răng trên thị trường có thành phần được chiết xuất từ lá trà xanh. Vì một trong tác dụng của trà xanh là giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng và loại bỏ chứng hôi miệng.
  • Ngăn ngừa lão hóa: Polyphenols là chất chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và chất này cũng có trong trà xanh. Vì thế uống trà xanh thường xuyên cũng góp phần giữ cho bạn một làn da căng mịn, trẻ trung.
  • Hỗ trợ ngừa mụn: Tác nhân gây mụn có nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong. Việc gan nóng, chức năng thải độc kém khiến da gặp nhiều vấn đề trong đó có mọc mụn. Việc uống trà xanh điều độ và đúng liều lượng giúp điều hòa và làm mát cơ thể, cải thiện chức năng, làm giảm quá trình thải độc qua da giúp hạn chế tối đa mụn.
  • Hỗ trợ đốt mỡ, giảm cân: So với tất cả những lợi ích nêu trên thì tác dụng đốt mỡ, giảm cân ở trà xanh là rõ rệt nhất. Trà xanh có thể đốt cháy dẫn 70 calo mỗi ngày, điều này giúp cơ thể tăng khả trao đổi chất, đốt cháy mỡ. Trà xanh cũng có khả năng ngăn chặn sự chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, nếu kết hợp uống trà xanh và ăn uống lành mạnh sẽ rất có ích cho quá trình giảm cân.

Tác hại của trà xanh với cơ thể

Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe thì trà xanh vẫn tồn tại một số tác hại nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng nó không đúng cách:

  • Gây khó chịu cho dạ dày: Khi đói bụng nên hạn chế uống trà xanh vì nó có thể làm tăng axit trong dạ dày, điều này khiến bạn dễ rơi vào tình trạng buồn nôn, đau bụng, nhức đầu.
  • Gây mất ngủ: Caffeine có trong trà xanh nếu sử dụng với một lượng vừa đủ cho cơ thể sẽ có tác dụng làm tỉnh táo, tăng tập trung cho não. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều hoặc ngay trước giờ đi ngủ có thể sẽ khiến bạn gặp phải phiền toái vì chúng gây mất ngủ, hoặc tệ hơn là gây rối loạn lo âu. Thời điểm thích lý tưởng nhất để uống trà xanh là buổi sáng hoặc buổi trưa sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Nếu uống trà vào những thời điểm này sẽ giúp bạn giữ cho tinh thần tỉnh táo và giúp hạn chế hấp thụ chất béo từ thức ăn.
  • Phụ nữ trong một số thời kì đặc biệt: Trà xanh không tốt cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ trong thời gian thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng thức uống này. Vì trong những giai đoạn nhạy cảm này, cơ thể người phụ nữ dễ bị thiếu sắt và cần bổ sung sắt. Tuy nhiên trong trà xanh lại chứa nhiều acid oxalic và tannin làm khiến niêm mạc dạ dày hấp thu sắt kém. Vì vậy, cần có chế độ ăn phù hợp nhằm phục hồi chức năng thận.

Uống trà xanh có tốt cho thận không? 3

>>>>>Xem thêm: Thuốc kháng Histamin H1 trị bệnh gì và những điều cần lưu ý

Nếu uống trà xanh trước giờ đi ngủ có thể gây mất ngủ

Uống trà xanh có tốt cho thận không là băn khoăn của nhiều người, mong rằng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

  • Gợi ý 5 công thức nước ép tốt cho thận
  • Thuốc bổ thận tốt nhất cho nữ theo đánh giá hiện nay

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *