Bị viêm bàng quang có uống nước dừa được không?

Khi mắc bệnh viêm bàng quang, khả năng đào thải nước tiểu của người bệnh sẽ bị giảm sút. Vậy viêm bàng quang có uống nước dừa được không?

Bạn đang đọc: Bị viêm bàng quang có uống nước dừa được không?

Việc tiêu thụ bất cứ loại thực phẩm nào cũng là điều mà bệnh nhân bị viêm bàng quang cần hết sức lưu tâm. Tuy vậy, đến nay, vẫn còn rất nhiều người không biết liệu viêm bàng quang có uống nước dừa được không. Việc hiểu rõ được vấn đề này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?

“Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?” là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nước dừa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân bị viêm bàng quang. Đây là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, an toàn, không có tác dụng phụ nên có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu.

Không những vậy, nước dừa còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamin, calo và khoáng chất để làm sạch bàng quang và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bật mí ngay viêm bàng quang có uống nước dừa được không! 1

Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Câu trả lời là có

Viêm bàng quang uống bao nhiêu nước dừa là đủ?

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng người bệnh không nên lạm dụng nước dừa mà cần uống theo liều lượng phù hợp với thể trạng của mỗi người. Đối với người khỏe mạnh, lượng nước dừa có thể tiêu thụ mỗi ngày là từ 0,3 – 0,5 lít. Với người bệnh viêm bàng quang, bạn chỉ nên uống nước dừa cách 1 – 2 ngày/quả.

Tốt nhất, bạn nên chọn những quả dừa non, tươi để đảm bảo các khoáng chất có trong dừa chưa bị chuyển hóa. Việc này cũng có thể hạn chế được tình trạng gia tăng áp lực lên bàng quang gây buồn tiểu và tiểu rắt.

Viêm bàng quang nên uống nước gì?

Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Bên cạnh nước dừa, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm các loại nước uống khác để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể:

Nước lọc

Nhiều người cho rằng: Người bị viêm bàng quang thì nên hạn chế đi tiểu. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm! Càng nhịn uống nước và đi vệ sinh thì cơ thể càng khó đào thải vi khuẩn. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi bàng quang bị co thắt liên tục, tạo ra cảm giác buồn tiểu ngay cả khi bàng quang không có gì. Để giảm thiểu vi khuẩn, bạn nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước/ngày.

Bật mí ngay viêm bàng quang có uống nước dừa được không! 2

Nước lọc rất tốt cho quá trình bài tiết nước tiểu ở người bị viêm bàng quang

Nước ép dâu tây

Nước ép dâu tây hoặc dâu tằm là là thức uống mà người viêm bàng quang không thể bỏ qua. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên bổ sung khoảng 300ml nước ép để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào niêm mạc hệ tiết niệu và thành bàng quang.

Nước ép gừng tươi

Từ xa xưa, gừng đã được xem là vị thuốc quý hiếm trong điều trị bệnh, đặc biệt là viêm bàng quang. Nước ép gừng tươi có khả năng kháng viêm hiệu quả, sẽ hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Baking soda

Mỗi ngày, bệnh nhân viêm bàng quang nên uống 1 ly nước baking soda pha theo tỷ lệ 1l nước cùng với 1 thìa baking soda. Bột baking soda có công dụng trung hòa lượng axit dư trong nước tiểu. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy bớt nóng rát, tiểu khó và tiểu bí.

Nước mã đề

Cây mã đề là thần dược của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Nước mã đề có vị ngọt, tính mát, có khả năng thải độc, kháng viêm và lợi tiểu rất tốt. Để giảm nhẹ tình trạng bệnh, bạn nên kiên trì uống nước mã đề hàng ngày trong thời gian dài.

Nước ép việt quất

Uống 2 ly nước ép việt quất là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang. Loại quả này giúp ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn sinh sôi.

Tìm hiểu thêm: Những phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiện nay

Bật mí ngay viêm bàng quang có uống nước dừa được không! 3
Nước ép việt quất có hương vị thơm ngon, dễ uống

Chữa viêm bàng quang như thế nào?

Viêm bàng quang là căn bệnh mãn tính nên không thể tự khỏi và có thể tái phát dễ dàng nếu không được điều trị liên tục. Nhờ vào sự phát triển của y học, nhiều bệnh viện đã áp dụng một số phương pháp điều trị hiện đại. Điều này mang lại hiệu quả chữa bệnh thành công ở cả người viêm bàng quang thể nhẹ và nặng. Đó là:

Dùng thuốc kê đơn

Khi bệnh còn nhẹ, các triệu chứng chưa rõ rệt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài từ 3 ngày – 1 tuần. Người bệnh lưu ý không nên tự ý mua thuốc ngoài mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Can thiệp ngoại khoa

Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm bàng quang thể nặng, việc điều trị nội khoa dường như không mang lại quá nhiều hiệu quả. Lúc này, bác sĩ buộc phải tiến hành các thủ thuật can thiệp ngoại khoa như:

  • Nong bàng quang bằng nước hoặc khí;
  • Phẫu thuật tắc nghẽn bàng quang và sỏi bàng quang;
  • Công nghệ chữa trị CRS,…

Bật mí ngay viêm bàng quang có uống nước dừa được không! 4

>>>>>Xem thêm: Hạt bơ có ăn được không? Tác dụng của hạt bơ là gì?

Nong bàng quang chính là phương pháp hiệu quả để chữa bệnh viêm bàng quang

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được viêm bàng quang có uống nước dừa được không. Bên cạnh biện pháp này, bệnh nhân cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện sức khỏe toàn diện của bản thân nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *