Bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng từng mút tay. Trẻ có thể chỉ mút tay trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể giữ thói quen này suốt thời thơ ấu. Vậy nguyên nhân là gì và trẻ sơ sinh mút tay có tốt không?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh mút tay có tốt không?
Mút tay là thói quen của nhiều trẻ sơ sinh. Đó có thể là hành động để trẻ khám phá cơ thể, thể hiện tâm trạng hoặc là biểu hiện khi trẻ đói bụng. Có những trẻ sớm từ bỏ thói quen này nhưng cũng có những trẻ mút tay đến khi lớn. Trong bài viết này Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu vì sao trẻ mút tay và trẻ sơ sinh mút tay có tốt không?
Contents
Vì sao trẻ sơ sinh mút tay?
Mút tay là một bản năng ăn sâu trong tiềm thức của trẻ nhỏ. Có thể thấy trong các bức ảnh siêu âm, từ khi còn trong bụng mẹ, nhiều em bé đã cho sâu ngón tay vào trong miệng. Nếu để ý bạn sẽ thấy ngay cả những em bé mới chào đời cũng có thể đưa tay lên miệng để mút ngon lành. Thực tế, thói quen này có thể hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi chào đời, trẻ em hay mút tay như một phản xạ không điều kiện. Một số lý do giải thích cho hiện tượng trẻ sơ sinh hay mút tay như:
Trẻ đói bụng thường có hành động đưa ngón tay lên miệng mút như một bản năng để báo hiệu cho người chăm sóc biết bé muốn được ăn. Dấu hiệu nhận biết trẻ đói là trẻ rúc đầu tìm ti mẹ, miệng mở ra như muốn ngậm ti. Nếu biết trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu mẹ sẽ biết có phải trẻ mút tay do đói hay không.
Một số trẻ sơ sinh thường gắt ngủ, trước khi vào giấc bé sẽ khóc rất nhiều. Hành động mút tay lúc này mang đến cho trẻ cảm giác được xoa dịu và giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Mút tay cũng là một hành động để bé khám phá bản thân. Và nếu đầu ngón tay còn đọng lại hương vị nào đó như vị sữa, vị mồ hôi,… bé hẳn sẽ thấy rất mới mẻ và thú vị.
Trẻ sơ sinh mút tay có thể từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên. Lúc này, lợi bé có thể sưng đau, khó chịu. Một số bé sốt cao khi mọc răng. Mút tay như một “liều thuốc tinh thần” giúp bé cảm thấy dễ chịu, đỡ đau. Nếu bé hay mút tay kèm chảy nhiều dãi và trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi trở ra, rất có thể nguyên nhân do bé mọc răng.
Đặc biệt, mút tay đôi khi cũng là hành động “sao chép” của trẻ. Nếu trong gia đình có các anh chị lớn hay chơi cùng trẻ, anh chị có thói quen mút tay hay cắn móng tay, trẻ cũng sẽ bắt chước những hành động như vậy.
Việc mút tay có thể tái diễn liên tục và hình thành thói quen nên có những trẻ mút tay ngay cả khi không đói. Theo thời gian, một số trẻ sẽ tự từ bỏ thói quen mút tay khi 1 đến 2 tuổi. Nhưng có khoảng 15% trẻ duy trì thói quen này đến 4 tuổi. Có những trẻ thích mút tay vào ban đêm hoặc khi tinh thần căng thẳng. Việc này sẽ kích thích cơ thể sản xuất chất giảm đau nội sinh có tên endorphin mang đến cảm giác thư giãn và thích thú cho trẻ.
Trẻ sơ sinh mút tay có tốt không?
Không ít bậc cha mẹ lo lắng liệu trẻ sơ sinh mút tay có tốt không? Cha mẹ không cần quá lo lắng. Đây có thể là một hành động bản năng xuất hiện từ giai đoạn bào thai hoặc một ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh. Việc mút tay thường xuyên chắc chắn sẽ có ít nhiều ảnh hưởng, nhưng sẽ không nghiêm trọng nếu bé được vệ sinh tay sạch sẽ.
Tìm hiểu thêm: Việc tăng hạn dùng không làm thay đổi chất lượng của vắc xin Pfizer
Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn như:
- Người lớn sẽ thường xuyên cầm vào tay bé. Nếu tay người lớn không đảm bảo sạch sẽ, hành động này sẽ vô tình truyền vi khuẩn gây bệnh vào tay em bé. Khi trẻ mút tay, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể bé và có thể gây miệng. Một số bệnh truyền nhiễm khá dễ lây cho trẻ em như cúm, thủy đậu, bệnh đường tiêu hóa,…
- Nếu bé mút tay quá mạnh, quá sâu, nhất là sau khi ăn no sẽ dễ bị nôn trớ. Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Một số ít trường hợp trẻ mút tay quá thường xuyên và giữ thói quen này trong nhiều năm tháng đầu đời. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, răng hô, ngón tay biến dạng, ảnh hưởng đến phát âm của trẻ sau này.
Trẻ sơ sinh mút tay có tốt không sẽ tùy từng trường hợp. Theo thống kê, có khoảng 70 – 90% trẻ có thói quen mút ngón tay cái nhưng hầu hết đều tự động bỏ thói quen vào lúc 3 – 5 tuổi. Nhưng nếu trẻ mút tay quá thường xuyên có thể kéo theo những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh hay mút tay thường xuyên?
Đa phần, thói quen mút tay của trẻ sơ sình sẽ dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời. Vậy cách trị tật mút tay cho bé là gì? Cha mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp trẻ “cai” mút tay:
- Không để trẻ quá đói bụng vì khi đó trẻ sẽ có phản xạ mút tay. Nếu trẻ mút tay kèm biểu hiện gào khóc, gắt gỏng, mặt nhăn nhó khó chịu thì mẹ nên nhìn đồng hồ xem đã đến giờ ăn của bé chưa nhé!
- Trẻ đến giai đoạn mọc răng mẹ có thể cho bé dùng các loại gặm nướu an toàn. Hãy đảm bảo món đồ này luôn được vệ sinh sạch sẽ. Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm gặm nướu. Mẹ nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn sản phẩm làm từ chất liệu an toàn với sức khỏe của trẻ.
- Khi trẻ có hành động mút tay, mẹ có thể đánh lạc hướng bằng một món đồ chơi bé yêu thích, bằng cách trò chuyện hoặc hát,… mục đích là để bé quên đi ý định mút tay của mình.
- Nếu trẻ đang trong giai đoạn bị căng thẳng tinh thần, “khó ở” trong tuần Wonder Week, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để gần gũi, chăm sóc, mang đến sự ấm áp cho trẻ.
- Với những trẻ lớn, cha mẹ nên giải thích cho trẻ tác hại của thói quen mút tay, đừng quên lồng ghép những bài học về thói quen vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay thường xuyên,… để bảo vệ sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 5 bước chải răng đúng cách
Cha mẹ luôn là người gần gũi và hiểu con mình nhất. Bản thân cha mẹ nên tìm hiểu để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến thói quen mút tay của bé là gì. Chỉ khi đó, cha mẹ mới chọn được cách phù hợp nhất để giúp bé từ bỏ dần thói quen này. Với những bé “nghiện” mút tay, cha mẹ cần hết sức kiên trì thay vì “cưỡng chế”.
Vậy trẻ sơ sinh mút tay có tốt không? Mút tay là một sở thích hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh. Hành động này mang đến cho trẻ cảm giác sảng khoái và thích thú khi khám phá bản thân. Phần lớn trẻ sơ sinh chỉ mút tay trong thời gian ngắn. Vì vậy, cha mẹ đừng quên vệ sinh tay cho trẻ thật sạch sẽ, áp dụng các mẹo đánh lạc hướng để trẻ từ bỏ dần thói quen này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể