Ai không nên tiêm vắc xin để tránh những tai biến sau tiêm chủng?

Ai không nên tiêm vắc xin để phòng tránh những biến chứng đáng tiếc sau tiêm chủng. Những trường hợp nào chống chỉ định và trì hoãn tiêm phòng theo hướng dẫn Bộ Y tế?

Bạn đang đọc: Ai không nên tiêm vắc xin để tránh những tai biến sau tiêm chủng?

Vắc xin là phương pháp hiệu quả để phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm. Nhưng liệu có phải đối tượng nào cũng có thể tiêm phòng? Ai không nên tiêm vắc xin để đảm bảo sự an toàn? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này.

Ai không nên tiêm vắc xin? Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tạm hoãn tiêm phòng nhằm tránh các rủi ro sau tiêm:

  • Người gặp tình trạng suy chức năng cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, tim, hôn mê,…). Nhóm đối tượng này sẽ được chỉ định tiêm chủng lại sau khi sức khỏe ổn định.
  • Người bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính.
  • Người đang sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (nhiệt độ đo tại nách).
  • Người có dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Người có tiền sử phản ứng tăng dần sau các đợt tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin. Nhóm đối tượng này cần được chuyển sang bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Người có các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh ở: Tim, phổi, hệ tiêu hóa, máu, tiết niệu, ung thư chưa ổn định. Nhóm đối tượng này được khuyên chuyển sang khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Người vừa kết thúc hoặc đang trong đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày) hoặc người hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Người thuộc các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn nhà sản xuất trên từng loại vắc xin.

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 2.webp

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng

Các trường hợp không được tiêm chủng

Nếu sau khi khám sàng lọc, bạn thuộc vào các trường hợp sau, nhân viên y tế có thể sẽ chống chỉ định tiêm chủng:

  • Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước (đối với loại vắc xin có cùng thành phần). Các dấu hiệu có thể kể đến gồm: Sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc có các dấu hiệu tím tái, khó thở, não/màng nào.
  • Phụ nữ có thai chống chỉ định tiêm vắc xin sống giảm động lực như: Sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
  • Người bị suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc HIV/AIDS) chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm động lực.
  • Trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ chống chỉ định tiêm vắc xin lao.
  • Trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó thì chống chỉ định tiêm bổ sung vắc xin có cùng thành phần.
  • Người trong tình trạng suy chức năng cơ quan (suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, suy tim, suy hô hấp,…).
  • Người thuộc các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.

Tìm hiểu thêm: Cách nặn mụn bọc an toàn và không gây sẹo

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 3.webp
Phụ nữ mang thai có cơ địa nhạy cảm nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin

Một số ngoại lệ cần lưu ý cho các trường hợp không nên tiêm vắc xin

Nhìn chung, việc quyết định ai không nên tiêm vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc tiêm phòng nếu:

  • Lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với các nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ: Tiêm phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván rất cần thiết cho một người đang sinh sống trong vùng có dịch ho gà. Việc tiêm chủng là cấp thiết ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau lần tiêm trước đó.
  • Người mắc bệnh về đường hô hấp nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ nhưng nếu không sốt thì không nên trì hoãn tiêm chủng mà chỉ tạm hoãn khi có biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa. Bên cạnh đó, ngay sau khi các triệu chứng kết thúc, cần tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 1.webp

>>>>>Xem thêm: Những người không nên cấy que tránh thai là ai?

Khám sàng lọc giúp xác định ai không nên tiêm vắc xin

Cách lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để xác định đối tượng không nên tiêm phòng chính xác nhất

Việc khám sàng lọc để xác định ai không nên tiêm vắc xin là điều cần thiết và nên được thực hiện ở những đơn vị uy tín. Để đánh giá một trung tâm tiêm chủng có chất lượng hay không, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cung cấp đầy đủ và có kho dự trữ vắc xin lớn nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vắc xin khi đến lịch, đặc biệt với các vắc xin khan hiếm.
  • Công khai minh bạch và đảm bảo bình ổn giá vắc xin.
  • Có quy trình bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Có đội ngũ nhân viên tiếp đón tư vấn tận tình, chuyên nghiệp.
  • Có đội ngũ bác sĩ tư vấn tiêm chủng chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
  • Thực hiện đầy đủ các quy tắc về an toàn tiêm chủng gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tư vấn tiêm và thực hiện tiêm chủng đúng quy trình, theo dõi phản ứng sau tiêm.
  • Có các tiện ích thuận tiện cho người tiêm phòng như: Đặt lịch hẹn tiêm, đặt giữ vắc xin, tiêm chủng trọn gói,…

Ai không nên tiêm vắc xin? Có lẽ bạn đã tìm được lời giải đáp qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên. Nhìn chung, để hạn chế thấp nhất các tai biến khi tiêm phòng, bạn nên thực hiện khám sàng lọc tại các đơn vị uy tín nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng.

Các bài viết liên quan

  1. Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay

  2. Bé 10 tháng tiêm sởi được không?

  3. Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả

  4. Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

  5. Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?

  6. Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?

  7. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  8. Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?

  9. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?

  10. Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *