Có nhiều bệnh lý liên quan đến thị lực, một trong số đó là hội chứng Cogan. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về hội chứng viêm giác mạc kết hợp bệnh ốc tai tiền đình để bạn có kế hoạch điều trị bệnh sớm, tránh làm tổn thương nặng gây mất thính lực.
Bạn đang đọc: Hội chứng Cogan là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Cogan là hội chứng viêm giác mạc phối hợp bệnh ốc tai tiền đình. Bệnh tiến triển ngày một nặng và gây mất thính lực sau 2 năm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ trang bị kiến thức cho bạn về triệu chứng và các phương pháp điều trị, từ đó giúp bạn cải thiện nhanh chóng, hạn chế biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến thính lực về lâu dài.
Contents
Thông tin về hội chứng Cogan
Cogan là hội chứng gây viêm mạn tính nhưng chưa rõ nguyên nhân. Hội chứng biểu hiện thông qua tổn thương vùng mắt như mắt đỏ, mờ, đau, sợ ánh sáng và biểu hiện ở tai trong gồm cử động không phối hợp, buồn nôn, chóng mặt, ù tai, mất thính lực, viêm mạch hệ thống cùng các triệu chứng toàn thân khác.
Hội chứng Cogan có nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan đến những yếu tố bao gồm:
- Viêm nhiễm giác mạc;
- Tắc nghẽn mạch máu trong;
- Tế bào mắt bị viêm;
- Sinh lý tầng mạc mắt;
- Động kinh mắt rối loạn.
Cogan có thể gây khó khăn khi quan sát, kéo theo tình trạng về mắt mãn tính nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh sẽ thể hiện chủ yếu ở mắt và tai trong. Sau khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển khoảng 5 tháng thì đa số bệnh nhân sẽ cùng trải qua những dấu hiệu ở thị giác, thính giác và tiền đình. Những triệu chứng toàn thân không điển hình có thể kể đến là sốt, mệt mỏi, sụt cân, hạch lo, gan to, lách to, nốt phổi, viêm ngoài màng tim, đau bụng, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, nổi mề đay…
Phần lớn những trường hợp mắc phải hội chứng, bệnh nhân có thể kiểm soát thông qua biện pháp dùng glucocorticoid và ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật. Bệnh có biến chứng nguy hiểm là suy động mạch chủ, giảm thính lực, giảm thị lực, phình động mạch chủ vùng ngực bụng, giãn động mạch chủ gần, tắc vòm mạch chủ do liên quan đến bệnh viêm mạch máu… tùy theo vị trí bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, Cogan còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách chẩn đoán hội chứng Cogan
Các bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán khả năng một người mắc hội chứng Cogan. Đó có thể là khám mắt và tai để kiểm tra thương tổn có tồn tại hay không. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện xét nghiệm huyết thanh để phân biệt Cogan với các bệnh lý khác như giang mai, bệnh Lyme, nhiễm virus Epstein-Barr. Cụ thể, các xét nghiệm, thăm khám lâm sàng bao gồm:
- Kiểm tra mắt: Xác định dấu vết của bệnh viêm củng mạc bề mặt, viêm củng mạc, viêm mô giác nhằm loại trừ những bệnh lý liên quan đến mắt.
- Kiểm tra hệ thần kinh và tai: Tìm kiếm bất thường về chức năng tiền đình và thính giác.
- Trường hợp người bệnh mới khởi phát triệu chứng toàn thân thì cần tiến hành khám thấp khớp để xác nhận dấu hiệu của bệnh viêm mạch hệ thống.
Cogan có nhiều dấu hiệu phong phú khiến bác sĩ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như viêm đa nút, viêm đa u hạt, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Behcet, bệnh Crohn, bệnh Sarcoidosis, bệnh Lyme, nhiễm virus và chlamydia, giang mai bẩm sinh, bệnh lao…
Do đó, bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện lâm sàng, vị trí tổn thương cùng kết quả xét nghiệm máu và huyết thanh, xét nghiệm miễn dịch, siêu âm mạch máu, siêu âm tim, sinh thiết tế bào, CTA mạch máu cùng một số chẩn đoán hình ảnh khác để chẩn đoán và không bị lạc hướng trong quá trình điều trị Cogan.
Các phương pháp điều trị hội chứng Cogan
Thông thường, Cogan được điều trị chủ yếu với thuốc và glucocorticoid hoặc các thuốc ức chế hệ miễn dịch khác là lựa chọn hàng đầu. Cụ thể, chỉ định thuốc sẽ dựa vào các trường hợp tổn thương chẳng hạn như:
- Đối với tổn thương mắt: Tình trạng viêm xảy ra ở phần trước của mắt như viêm mô đệm giác mạc hoặc viêm màng bồ đào trước thì sẽ được chỉ định dùng glucocorticoid và mydriatics. Mydriatics giúp giảm viêm, ngăn hiện tượng mắt kết dính, giúp mắt có cảm giác dễ chịu. Thuốc glucocorticoid (ví dụ như prednisone) được dùng cho trường hợp bị viêm phần sau mắt. Nếu người bệnh không đáp ứng các loại thuốc này thì sẽ được chuyển sang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như methotrexate hay cyclophosphamide.
- Đối với tổn thương tai trong và viêm mạch hệ thống: Biện pháp khắc phục tương đương với việc điều trị trường hợp bị viêm ổ sau mắt. Tùy theo mức độ bệnh mà phương án điều trị, chất ức chế miễn dịch, liều lượng thuốc, phương pháp giảm kích thích tố sẽ khác nhau. Khi dùng thuốc, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa nguy cơ đối mặt với tác dụng không mong muốn và bệnh nhân có tuân theo phác đồ điều trị hay không.
- Đối với trường hợp rối loạn chức năng tiền đình thể cấp tính: Người bệnh cần dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường, bổ sung thêm thuốc kháng histamin như meclizine hydrochloride và diazepam hoặc thuốc benzodiazepine.
- Đối với biến chứng đục thủy tinh thể: Người bệnh mất thính giác nặng và điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả tốt thì được chỉ định cấy điện cực ốc tai. Bệnh nhân đục giác mạc nghiêm trọng sẽ được cân nhắc phương án ghép giác mạc.
- Đối với người bị viêm mạch và các vấn đề về van tim: Bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật bắc cầu hoặc thay van động mạch chủ.
Tìm hiểu thêm: Bong gân và căng cơ khác nhau như thế nào?
Cách cải thiện hội chứng Cogan tại nhà hiệu quả
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị hội chứng Cogan tận gốc tại nhà. Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, nguyên nhân khởi phát cũng khác nhau.
Hội chứng này cần được điều trị bởi bác sĩ thuộc chuyên khoa mắt với ý nghĩa xác định được cụ thể nguyên nhân, từ đó cho giải pháp chữa bệnh thích hợp nhất tùy theo trường hợp cụ thể. Đó có thể là phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc.
Trong quá trình điều trị Cogan, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện triệu chứng:
- Vệ sinh tay và mắt đúng cách, tránh đưa tay chạm lên vùng mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh.
- Hạn chế nhìn quá lâu vào màn hình công nghệ.
- Có thời gian cho mắt nghỉ ngơi hợp lý.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.
>>>>>Xem thêm: Nang trứng 12mm có thụ thai được không?
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về triệu chứng, biện pháp chẩn đoán và chữa trị hội chứng Cogan. Ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực và thính lực nhé!
Xem thêm:
- Tổng quan về hội chứng đường hầm xương trụ
- Hội chứng đau cân cơ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể