Kính áp tròng là giải pháp hoàn hảo cho những người có vấn đề về thị lực nhưng không muốn đeo kính. Đối với nhiều người, đeo kính áp tròng thay kính cận trông sẽ thẩm mỹ hơn nên họ chọn đeo chúng mọi lúc, mọi nơi. Do đó, câu hỏi có nên đeo kính áp tròng hàng ngày không được rất nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Có nên đeo kính áp tròng hàng ngày không?
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi có nên đeo kính áp tròng hàng ngày không. Rất nhiều người quan tâm đến câu hỏi này, nhất là những ai đang bị cận thị và không muốn đeo kính thường xuyên.
Contents
Kính áp tròng là gì?
Kính áp tròng là những thấu kính mỏng, tròn được làm bằng chất liệu đặc biệt có thể nằm trực tiếp trên bề mặt mắt để giúp bạn nhìn rõ hơn. Kính áp tròng có chức năng giúp điều chỉnh các tật khúc xạ ánh sáng như cận thị, viễn thị, loạn thị,… Chúng có thể giúp bạn có tầm nhìn sắc nét hơn, rõ ràng hơn mà không cần đeo kính, bạn sẽ có đôi mắt nhìn tự nhiên hơn và thẩm mỹ hơn.
Ngoài công dụng trên, kính áp tròng hiện nay còn là một món phụ kiện của nhiều chị em thích trang điểm. Bởi loại kính này có thể được sản xuất nhiều màu sắc khác nhau, giúp chị em có được màu mắt mà mình yêu thích.
Có nên đeo kính áp tròng hàng ngày?
Có nên đeo kính áp tròng hàng ngày? Kính áp tròng mang lại cảm giác thoải mái mà kính mắt không thể mang lại, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể đeo chúng 24/7. Trên thực tế, đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe đôi mắt nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Trước hết, do kính áp tròng được “gắn” trực tiếp vào màng nhầy của mắt và khu vực này là nơi tập trung quá trình trao đổi oxy của mắt nên khi kính được “gắn” vào vùng niêm mạc mắt trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy. Mắt bị thiếu oxy có thể nhanh chóng bị mờ, mệt mỏi và rất khô. Đây cũng là lý do vì sao người đeo kính áp tròng phải thường xuyên nhỏ mắt.
Bên cạnh đó việc đeo/tháo kính áp tròng nhiều lần và thường xuyên có thể khiến bụi lọt vào giữa kính và mắt, dễ làm xước giác mạc và gây tổn thương vùng mắt. Những tổn thương này rất khó nhận biết và thường không được điều trị kịp thời. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây loét giác mạc, giảm thị lực.
Ngoài ra, những loại kính áp tròng bạn thường xuyên sử dụng, đặc biệt là những tròng kính có thời hạn sử dụng lâu, cần phải bảo dưỡng bằng dung dịch ngâm rửa chất lượng cao. Tuy nhiên nhiều người dùng lại lựa chọn dung dịch ngâm rửa kém chất lượng không rõ nguồn gốc, làm tăng khả năng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
Như vậy, với những rủi ro tiềm ẩn khi đeo kính áp tròng với đôi mắt, câu trả lời cho câu hỏi có nên đeo kính áp tròng hàng ngày là KHÔNG NÊN.
Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau mà rất nhiều người dùng kính áp tròng hằng ngày. Mặc dù có nhiều rủi ro nhưng nếu biết cách chăm sóc đôi mắt và sử dụng kính áp tròng trong thời gian hợp lý, dùng đúng cách, cho mắt nghỉ ngơi những lúc đi ngủ thì những nguy cơ cũng sẽ được giảm bớt.
Cách giữ mắt khỏe mạnh khi đeo kính áp tròng
Người đeo kính áp tròng cần lưu ý đến sức khỏe của đôi mắt. Đeo kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh, không ngâm rửa kính và đeo kính áp tròng hàng ngày có thể làm tổn thương mắt. Để mắt quá khô hoặc không thay kính áp tròng khi cần thiết cũng có hại cho đôi mắt. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh khi đeo kính áp tròng.
Chỉ đeo kính áp tròng sạch
Mọi người cần giữ kính áp tròng sạch sẽ. Chỉ nên lắp hoặc tháo kính áp tròng sau khi rửa tay và lau khô sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho kính. Ngoài ra, mọi người phải sử dụng nước ngâm rửa kính dành riêng cho kính áp tròng để vệ sinh. Thay vì dùng tay, bạn có thể dùng dụng cụ tháo lắp kính áp tròng sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt khi đeo.
Không đeo kính áp tròng khi đi tắm, đi bơi
Hạn chế đeo kính áp tròng tiếp xúc với nước trong khi tắm hoặc đi bơi. Tốt nhất bạn nên tháo kính ra trước khi tắm hoặc bơi để tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa
Nên cho mắt nghỉ ngơi
Bạn không nên đeo kính áp tròng trong suốt 24 giờ. Hãy cho đôi mắt được nghỉ ngơi trong lúc bạn đi ngủ hoặc khi không thực sự cần thiết sử dụng đến kính áp tròng. Khi đeo kính áp tròng, đôi mắt khó trao đổi oxy nên việc tháo kính cho mắt nghỉ ngơi giúp mắt được thư giãn hơn.
Thay kính áp tròng khi hết hạn sử dụng
Có nhiều người đeo kính áp tròng lâu hơn thời gian sử dụng của chúng vì họ nghĩ rằng kính vẫn sử dụng tốt. Tuy nhiên điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn. Việc đeo kính áp tròng quá thời hạn sử dụng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng do kính không đảm bảo về chất lượng.
Khi mua kính áp tròng, bạn cần hỏi rõ nhân viên về thời gian sử dụng. Hiện nay có rất nhiều loại kính áp tròng có thời gian sử dụng khác nhau, như loại dùng 1 lần, loại dùng hàng tháng,… Nếu bạn không nắm được thời gian sử dụng của kính áp tròng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi mắt.
Dùng thuốc nhỏ mắt
Đeo kính áp tròng có thể làm khô mắt, gây ra khó chịu cho đôi mắt. Người đeo kính áp tròng có thể giảm triệu chứng khô mắt bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt. Bạn nên chọn thuốc nhỏ mắt có công thức dành cho kính áp tròng. Luôn mang theo thuốc nhỏ bên người và sử dụng chúng ít nhất một vài lần một ngày khi đang đeo kính áp tròng. Nếu bạn đeo kính áp tròng và làm việc bằng máy tính thường xuyên thì nên nhỏ mắt nhiều hơn để tránh khô mắt.
>>>>>Xem thêm: Dịch vị là gì? Cơ chế điều hòa tiết dịch vị của dạ dày
Không dùng kính áp tròng khi gặp các vấn đề về mắt
Mắt bạn đang gặp các vấn đề như bị sưng đỏ, chảy nước mắt, bị đau do bệnh lý thì không nên sử dụng kính áp tròng. Kính áp tròng chỉ nên dùng khi đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Còn nếu mắt đang có vấn đề, việc dùng kính có thể khiến tình trạng của đôi mắt thêm trầm trọng hơn.
Như vậy, bạn đã tìm được câu trả lời có nên đeo kính áp tròng hàng ngày không. Việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho đôi mắt. Thay vì đó, bạn hãy đeo kính áp tròng an toàn và hiệu quả trong khoảng thời gian phù hợp để có đôi mắt đẹp và khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể