Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc ngừng cung cấp máu và oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Vậy sốc sản khoa là gì? Hướng xử trí khi bị sốc sản khoa ra sao? Biện pháp phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Tất cả sẽ được Kenshin bật mí trong bài viết sức khỏe hôm nay.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa

Sốc sản khoa nếu không được cấp cứu kịp thời và hồi sức tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sốc sản khoa ngay nhé.

Tổng quan về tình trạng sốc sản khoa

Sốc là tình trạng hoạt động của hệ tuần hoàn bị mất ổn định, hệ quả dẫn đến giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng cho mô tế bào, đồng thời khiến cho khả năng đào thải các sản phẩm chuyển hóa của mô tế bào mất đi.

Sốc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến:

  • Sốc tuần hoàn do mất dịch hoặc mất một lượng máu lớn.
  • Sốc nhiễm trùng hoặc sốc độc tố do độc tố của vi khuẩn hoặc nội độc tố.
  • Sốc thần kinh do phản xạ thần kinh hoặc do đau.
  • Sốc tim do nhồi máu cơ tim hoặc suy tim.
  • Sốc phản vệ do phản ứng của cơ thể với dị nguyên như thuốc hoặc các tác nhân khác, chẳng hạn như nước ối.

Trong sản khoa, nguyên nhân gây sốc phổ biến thường là thuyên tắc mạch do các thành phần của nước ối hoặc sốc giảm thể tích. Trong trường hợp nhiễm trùng ối nặng với biến chứng nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng.

Sốc có đặc điểm lâm sàng là tình trạng mất ổn định của hệ tim mạch, thể hiện qua các đáp ứng tuần hoàn, đặc trưng bởi một số biểu hiện sau:

  • Mạch nhanh nhỏ, có khi không đều, không bắt được mạch ngoại biên.
  • Huyết áp tụt dưới 90/60mmHg.
  • Da xanh, niêm mạc nhợt, đầu chi tím.
  • Vã mồ hôi, chân tay lạnh do co mạch ngoại vi.
  • Nhịp thở nhanh và nông, thường trên 30 lần/phút.
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Lơ mơ, vật vã, thậm chí là hôn mê.

Tuỳ vào nguyên nhân gây sốc mà người bệnh trên lâm sàng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa 1

Thở nhanh và vã mồ hôi có thể là dấu hiệu của sốc sản khoa

Một số loại sốc sản khoa thường gặp

Trong sản khoa, sốc mất máu, sốc nhiễm khuẩn và sốc do tắc mạch nước ối là những loại sốc thường gặp. Vậy đặc điểm của từng loại sốc sản khoa này như thế nào?

Sốc mất máu

Trong sản khoa, sốc mất máu là một cấp cứu thường gặp với diễn biến nhanh chóng và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời. Chính vì thế, sốc mất máu luôn là vấn đề sống còn của sản khoa, ngay cả khi y học không ngừng phát triển.

Sốc mất máu diễn ra qua 3 giai đoạn chính bao gồm sốc còn bù, sốc mất bù, pha tổn thương tế bào và đe dọa tử vong.

Giai đoạn sốc còn bù bắt đầu khi sản phụ rơi vào tình trạng mất máu. Lúc này, một lượng máu rời khỏi lòng mạch, hồi lưu tĩnh mạch giảm dẫn đến cung lượng tim giảm. Cơ thể cố gắng bù trừ thiếu hụt cung lượng tim bằng cách tăng nhịp tim và các đáp ứng kích thích giao cảm, gây co mạch để có thể duy trì tưới máu cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Biểu hiện sớm nhất của sốc giảm thể tích là mạch nhanh. Lúc này, trị số huyết áp vẫn được giữ tạm thời ở mức ổn định. Khi tình trạng mất máu trở nên nghiêm trọng hơn thì huyết áp lúc này cũng không thể được giữ vững, bắt đầu biến động và nhanh chóng xấu đi.

Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa 2

Sốc giảm thể tích là tình trạng vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời

Sốc nhiễm khuẩn

Trong sản phụ khoa, nguyên nhân dẫn đến sốc nhiễm khuẩn chủ yếu là:

  • Phá thai không an toàn;
  • Sót rau sau sinh;
  • Viêm nhiễm ở ống dẫn trứng, vòi trứng và đường sinh dục từ trước;
  • Vỡ tử cung đến muộn.

Triệu chứng sốc nhiễm khuẩn trong sản khoa tương tự như sốc nhiễm khuẩn nói chung, cụ thể là môi khô, lưỡi bẩn, sốt cao, rét run, môi và đầu chi tím tái…

Đối với phá thai không an toàn, thường dễ bị nhiễm khuẩn yếm khí, nhiễm khuẩn huyết, kèm theo các hội chứng gan – thận. Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh còn có thể bị vàng da, vàng mắt và có rất ít hoặc không có nước tiểu.

Trong trường hợp vỡ tử cung đến muộn, thai phụ ở trong tình trạng nhiễm độc nặng và thường có mùi thối khi mổ ổ bụng. Hầu hết các trường hợp đến viện với tình trạng trụy tim mạch, một số lớn tử vong trên bàn mổ hoặc ngay sau khi mổ bởi sản phụ vừa bị sốc nhiễm khuẩn vừa bị sốc mất máu.

Sốc do tắc mạch nước ối

Thuyên tắc mạch do nước ối được định nghĩa là sự xâm nhập của nước ối cùng các thành phần hữu hình có trong nước ối vào tuần hoàn của mẹ. Hậu quả là dẫn đến tình trạng suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Về bản chất, thuyên tắc ối chính là trong nước ối có sự hiện diện của các thành phần lạ. Dấu hiệu lâm sàng của thuyên tắc mạch do nước ối là tình trạng suy tuần hoàn và suy hô hấp một cách đột ngột.

Tắc mạch do nước ối thường ít gặp, có thể gặp trong mổ lấy thai hoặc đẻ thường. Trên lâm sàng, thuyết tắc mạch do nước ối nổi bật với ba hội chứng trụy tim mạch, khó thở và rối loạn đông máu.

Tìm hiểu thêm: Tại sao nên tầm soát ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực?

Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa 3
Khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo sốc do tắc mạch nước ối

Xử trí sốc sản khoa

Trong một trường hợp sốc, xử trí tích cực ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.

Vậy xử trí ban đầu bao gồm những gì?

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người và cấp cứu người bệnh.
  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn bao gồm mạch, huyết áp, nhịp thở và nhiệt độ. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn mỗi 15 phút/lần.
  • Đảm bảo thông thoáng đường thở cho sản phụ bằng cách đặt sản phụ nằm ở tư thế đầu ngửa thấp. Trong trường hợp người bệnh tăng tiết đờm dãi, hút đờm dãi cho người bệnh đồng thời cho người bệnh thở oxy.
  • Truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương với tốc độ nhanh để bù lại khối lượng tuần hoàn. Trong trường hợp khẩn cấp, cùng một lúc cần lập nhiều đường truyền.
  • Trong trường hợp sản phụ bị băng huyết, cần cầm máu ngay lập tức cho người bệnh bằng mọi cách và cân nhắc truyền máu cho người bệnh. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm hemoglobin dưới 50g/lít, các bác sĩ có thể cân nhắc có truyền máu hay không.
  • Xét nghiệm công thức máu, các yếu tố đông máu và chức năng gan thận…
  • Trong trường hợp sốc do nhiễm khuẩn cần cấy sản dịch và cấy máu để tìm nguyên nhân gây bệnh, sau đó dùng kháng sinh phổ rộng để điều trị. Dùng thuốc theo kháng sinh đồ nếu đã có.

Những điều cần biết về sốc sản khoa và hướng xử trí khi sốc sản khoa 4

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về trầm cảm ở người cao tuổi

Xét nghiệm máu là một bước vô cùng quan trọng trong xử trí ban đầu sốc sản khoa

Sau khi xử trí ban đầu cho người bệnh đã ổn định, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gây sốc để có hướng xử trí hiệu quả.

  • Sốc mất máu: Xác định nguyên nhân gây chảy máu và xử trí cầm máu ngay lập tức, tiến hành truyền máu càng sớm càng tốt để có thể bù lại khối lượng tuần hoàn đã mất, sử dụng thuốc trợ tim mạch Dopamin truyền tĩnh mạch đồng thời sử dụng các thuốc tiêu fibrin và các chế phẩm máu để chống rối loạn đông máu.
  • Sốc nhiễm khuẩn và nhiễm độc: Tiêm bắp kháng sinh phối hợp ở liều cao, hồi sức tích cực ban đầu và chuyển lên tuyến trên. Cho người bệnh thở oxy kết hợp truyền dịch. Sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh theo kháng sinh đồ. Xử trí nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bằng cách dẫn lưu ổ mủ, cắt tử cung để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.
  • Sốc do thuyên tắc mạch nước ối: Mở nội khí quản, sử dụng thuốc giảm co thắt khí phế quản, thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn, Digoxin trong trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, Atropine nếu có tăng tiết dịch phổi, Hydrocortisone trong trường hợp giãn mạch và tăng tưới máu mô…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề sốc sản khoa mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết hôm nay. Có thể thấy rằng, sốc sản khoa là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ gây đe doạ đến tính mạng. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *