Là một bệnh lý phụ khoa không hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn lúng túng khi phát hiện cổ tử cung có nang naboth. Vậy nang naboth cổ tử cung 4mm có nguy hiểm không? Có mang thai được không và điều trị thế nào?
Bạn đang đọc: Nang naboth cổ tử cung 4mm có mang thai được không?
Không ít nữ giới đã và đang gặp phải tình trạng xuất hiện nang naboth ở cổ tử cung. Nhiều người băn khoăn nang naboth cổ tử cung 4mm là to hay nhỏ, có nguy hiểm hay không? Đặc biệt, những cặp vợ chồng đang trong giai đoạn chuẩn bị có con rất quan tâm liệu có thai được không nếu có khối nang với kích thước như vậy? Kenshin sẽ giải đáp ngay cho bạn trong bài viết dưới đây, kèm theo hướng dẫn điều trị bệnh này.
Contents
Tìm hiểu về nang naboth cổ tử cung 4mm
Nang naboth cổ tử cung là các u nang nhỏ xuất hiện trên bề mặt của cổ tử cung nữ giới. Các nang này được hình thành khi lớp tế bào biểu mô lát phát triển quá mức, trùm lên biểu mô tuyến ở khu vực giáp ranh mối nối cổ tử cung. Kết quả là hình thành các u nang từ nhỏ đến lớn theo thời gian và ở trên bề mặt cổ tử cung.
Xuất hiện nang naboth cổ tử cung 4mm do đâu?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra nang naboth cổ tử cung là do biểu mô lộ tuyến ở cổ tử cung tiết dịch nhầy, nhưng dịch này bị tắc nghẽn dần dần và phình ra tạo thành nang.
Bên cạnh đó, các bệnh lý viêm nhiễm cổ tử cung, viêm âm đạo cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ có nang naboth. Khi khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện nang naboth cổ tử cung 4mm thông qua 2 đặc điểm sau:
- Nang có màu trắng hoặc vàng;
- Bề mặt nang nhẵn nhụi.
Kích thước nang naboth cổ tử cung 4mm là to hay nhỏ?
Nang naboth 4mm là cỡ to hay nhỏ là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm. Nang naboth đường kính 4mm tại cổ tử cung được xếp vào loại cỡ nhỏ, kích thước chỉ tương đương một hạt chanh.
Nữ giới thường không thể tự phát hiện mình mắc nang naboth ở cổ tử cung do cơ quan này nằm sâu bên trong cơ thể và bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Đa số bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ, khám hiếm muộn hoặc khám để kiểm tra một bệnh phụ khoa nào đó. Người bị mắc nang naboth cổ tử cung thường đi kèm một số vấn đề phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến…
Người có nang naboth cổ tử cung 4mm có thai được không?
Như đã đề cập ở trên, nang naboth cổ tử cung 4mm là kích thước còn nhỏ, mức độ nguy hiểm không cao nên chị em không cần quá lo lắng.
Nang naboth 4mm thường chưa dẫn tới các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để khối nang này phát triển lớn hơn thì nó có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
- Đau bụng: Nang naboth với kích thước lớn có thể làm cho người bệnh bị đau tức bụng dưới dai dẳng, đặc biệt vào ngày hành kinh.
- Dịch âm đạo ra bất thường: Âm đạo tiết ra nhiều huyết trắng có màu, mùi và thể bất thường như: Màu vàng, xanh, nâu, mùi tanh, hô, trạng thái loãng hoặc lợn cợn…
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh bị rối loạn hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ: Khi quan hệ sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu, thậm chí có thể ra máu.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Nang naboth kích thước lớn có thể cản trở đến việc thụ thai, gây ra hiếm muộn, vô sinh…
- Ảnh hưởng tâm lý phụ nữ: Người có nang naboth có thể thường xuyên mệt mỏi, bức bối, giảm khả năng tập trung, không còn hứng thú với chuyện chăn gối…
Không chỉ vậy, nang naboth cổ tử cung nếu bị vỡ sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung. Không ít trường hợp bị viêm và lan rộng sang các cơ quan khác ở vùng chậu như: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Tuy vậy, người có nang naboth với kích thước 4mm thì vẫn có thể thụ thai và mang bầu tự nhiên. Nang naboth kích thước nhỏ thế này thường ít khi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Khi có bầu, mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe, đi khám định kỳ để theo dõi sự tiến triển của nang, từ đó có thể xử trí kịp thời khi có bất thường.
Nang naboth cỡ lớn có thể khiến chị em khó thụ thai hơn, đặc biệt là khi khối nang nằm gần lỗ tử cung. Nang naboth ở vị trí này có thể che lấp cổ tử cung, làm cho tinh trùng khó di chuyển vào tử cung, cản trở quá trình thụ thai. Trong trường hợp này, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị khối nang naboth trước khi thả bầu để giữ an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Thành phần đạm trong nấm có thể thay thế đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày của trẻ em?
Cần làm gì khi bị nang naboth cổ tử cung 4mm?
Khi phát hiện bị nang naboth cổ tử cung 4mm, chị em thường rất lo lắng không biết mình cần phải làm gì và điều trị thế nào. Tùy theo tính chất khối nang, tình hình sức khỏe và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa nang naboth cổ tử cung
Trường hợp cổ tử cung có nang naboth cỡ nhỏ, số lượng không nhiều, chưa biểu hiện triệu chứng, bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc này giúp khối nang naboth teo nhỏ lại và đào thải ra khỏi cơ thể.
Điều trị nang naboth bằng ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng khi nang naboth cổ tử cung có kích thước và số lượng lớn, tập trung thành cụm. Các khối này gây ra triệu chứng khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị nang naboth ngoại khoa phổ biến là chọc hút hoặc đốt nang.
- Kỹ thuật chọc hút nang naboth: Bác sĩ sẽ đưa kim nhỏ vào hút chất lỏng từ trong nang ra ngoài. Phương pháp này ít gây đau cho bệnh nhân và tổn thương nhanh lành…
- Kỹ thuật đốt nang naboth: Nang naboth cổ tử cung có thể được điều trị bằng 2 hình thức đốt lạnh hoặc đốt điện. Phương pháp đốt điện không gây đau, ít để lại sẹo và hạn chế gây tổn thương cổ tử cung… Phương pháp đốt lạnh đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi để giảm rủi ro làm tổn thương tử cung.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lãng tai ở người cao tuổi, cách phòng ngừa
Nhìn chung, với các trường hợp bị nang naboth cổ tử cung 4mm, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc trước khi cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Hy vọng bài viết mà Kenshin cung cấp trên đây đã giải đáp giúp bạn những băn khoăn về tình trạng nang naboth kích thước 4mm. Để được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp nhất với cơ thể mỗi người, bệnh nhân có nang naboth hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.
Xem thêm:
- Nang naboth cổ tử cung 8mm có nguy hiểm không?
- Nang naboth cổ tử cung 11mm có nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể