Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng

Tuyến tùng là một trong những vị trí trung tâm của não bộ. Sự phát triển khối u bất thường tại tuyến tùng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy phẫu thuật u tuyến tùng có giúp loại bỏ khối u này không? Cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về phẫu thuật u tuyến tùng trong bài viết hôm nay bạn nhé.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng

Phẫu thuật u tuyến tùng là gì? Mục tiêu điều trị của phương pháp này ra sao? Phẫu thuật u tuyến tùng được thực hiện như thế nào? Trước khi giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng Kenshin điểm qua vài nét về u tuyến tùng bạn nhé.

Sơ lược về u tuyến tùng

U tuyến tùng là khối u phát triển trong hoặc xung quanh vùng tuyến tùng, thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Trong một số trường hợp, u tuyến tùng có thể xuất phát từ tế bào mầm và thể lan đến tủy sống của người bệnh.

Trên thực tế, khá hiếm gặp các khối u vùng tuyến tùng. Theo thống kê, chỉ khoảng 1% trong các khối u não ở người lớn và phổ biến hơn ở trẻ em với tỷ lệ mắc phải dao động trong khoảng từ 3 – 11%.

Triệu chứng, tiên lượng cũng như phương pháp điều trị khối u này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại u, mức độ ác tính của khối u, tuổi tác, sức khỏe tổng thể của người bệnh cùng những lựa chọn điều trị u tuyến tùng thay thế sẵn có.

Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng 1

U tuyến tùng phát triển trong hoặc xung quanh vùng tuyến tùng

Tổng quan về phẫu thuật u tuyến tùng

Phẫu thuật luôn là phương pháp điều trị ban đầu mang đến hiệu quả cao, được áp dụng để điều trị nhiều loại u não, bao gồm cả u tuyến tùng. Trên thực tế, trừ trường hợp u tế bào mầm, đa số các trường hợp u tuyến tùng đều được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị.

Phương pháp phẫu thuật có thể giúp loại bỏ hoàn toàn khối u tuyến tùng lành tính. Đối với những trường hợp u tuyến tùng được chẩn đoán là ác tính, các bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp phẫu thuật cùng liệu pháp xạ trị và hoá trị với mục tiêu loại bỏ được càng nhiều tế bào khối u thì càng tốt.

Tuỳ vào từng ca bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị trước bằng xạ trị hoặc thuốc vào trước hay sau khi thực hiện phẫu thuật để mang đến hiệu quả điều trị tốt.

Mức độ nguy hiểm của phẫu thuật u tuyến tùng

Phẫu thuật u tuyến tùng nói riêng và u não nói chung luôn tồn tại nhiều thách thức và rủi ro. Một số biến chứng điển hình có thể xảy ra sau phẫu thuật u tuyến tùng bao gồm mất thăng bằng, suy giảm thị lực, yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ, tụ dịch và máu trong não… Tuỳ thuộc vào khả năng hồi phục của người bệnh mà theo thời gian những biến chứng này có thể giảm dần.

Tuyến tùng có kích thước nhỏ, lại nằm ở vị trí khó tiếp cận, chính vì thế mà khi phẫu thuật luôn tồn tại nguy cơ làm tổn thương các vùng não lân cận.

Để hạn chế nguy cơ gặp phải di chứng sau phẫu thuật u tuyến tùng, cuộc phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn cùng với sự hỗ trợ tích cực của các trang thiết bị máy móc hiện đại. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thực hiện loại phẫu thuật này.

Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng 2

Phẫu thuật u tuyến tùng có nguy hiểm không?

Phẫu thuật u tuyến tùng được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là các phương pháp phẫu thuật u tuyến tùng điển hình đang được ứng dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

Tiếp cận phẫu thuật

Tùy theo vị trí, kích thước cũng như số lượng khối u mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tiếp cận phẫu thuật. Phẫu thuật u tuyến tùng có thể được thực hiện ở dạng sinh thiết bằng cách các bác sĩ sẽ thu thập một lượng nhỏ mô khối u mang đi xét nghiệm và đánh giá. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Các thủ thuật quan trọng hơn sẽ được khuyến nghị để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u. Tùy vào vị trí của khối u, bác sĩ giải phẫu thần kinh sẽ ưu tiên phương pháp xâm lấn tối thiểu để giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Vi phẫu thuật

Vi phẫu thuật khối u tuyến tùng ứng dụng 3 đường mổ chính bao gồm xuyên thể chai, dưới chẩm – xuyên lều tiểu não hoặc dưới lều – bên trên tiểu não.

Tỷ lệ thành công lấy được toàn bộ khối u tuyến tùng bằng phương pháp vi phẫu lên đến 84%. Trong đó, hiệu quả lấy khối u tuyến tùng khi áp dụng vi phẫu thuật với đường mổ xuyên thể chai và chẩm – xuyên lều là 86% và nguy cơ xảy ra biến chứng chỉ khoảng 16%.

Hiện nay, việc điều trị khối u tuyến tùng cần kết hợp đa mô thức, trong đó 2/3 trên tổng ca phẫu thuật là vi phẫu thuật. Mỗi đường mổ đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì thế, phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn đường mổ phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Có nên hàn răng khi mang thai không?

Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng 3
Vi phẫu thuật chiếm ⅔ trên tổng ca phẫu thuật u tuyến tùng

Sinh thiết khối u và phẫu thuật nội soi mở não thất III

Việc quản lý các khối u tuyến tùng đã có sự thay đổi đáng kể từ khi có sự ra đời của phương pháp phẫu thuật nội soi thần kinh não thất. Ưu điểm của quy trình này đó là kết hợp sinh thiết nội soi với nội soi phá sàn não thất III để điều trị não úng thuỷ và lấy dịch não tuỷ cho các chất đánh dấu khối u, tế bào học.

Quy trình lấy mẫu mô khối u tuyến tùng sẽ diễn ra song song với việc kiểm tra tình trạng của các cấu trúc lân cận. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được sự lan rộng của tế bào ung thư không được nhìn thấy trên hình ảnh chụp MRI.

Vi phẫu có nội soi hỗ trợ

Phương pháp tiếp cận não thất III dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật nội soi dưới lều, từ góc nhìn phía sau có thể mang lại hiệu quả quan sát vùng tâm thất thứ ba. Vi phẫu có nội soi hỗ trợ không chỉ giúp loại bỏ khối u tuyến tùng còn sót lại mà còn loại bỏ cục máu đông xung quanh. Điều này giúp giảm nguy cơ tử vong đối với người bệnh mắc u tuyến tùng.

Chăm sóc và theo dõi người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng

Sau phẫu thuật điều trị u tuyến tùng, người bệnh cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể hồi phục sức khỏe. Vậy khi chăm sóc sau phẫu thuật u tuyến tùng, người bệnh cần lưu ý những gì?

  • Chăm sóc vết mổ: Giữ cho vết mổ luôn khô thoáng và sạch sẽ. Để tránh tình trạng nhiễm trùng, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc vết mổ của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bệnh sau mổ u tuyến tùng nói riêng và phẫu thuật nói chung cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để có thể tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
  • Hạn chế vận động mạnh: Người bệnh sau mổ u não nói chung cần tránh vận động mạnh. Điều này giúp hạn chế các tác động gây tổn thương não. Tuy nhiên, sau khi cơ thể dần hồi phục và não đã ổn định, để tránh nguy cơ đông máu ở chân, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng.

Phẫu thuật u tuyến tùng và cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng 4

>>>>>Xem thêm: Ù tai liên quan đến thận: Những điều bạn nên biết

Người bệnh sau phẫu thuật u tuyến tùng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh phẫu thuật u tuyến tùng. Có thể thấy rằng, phẫu thuật u tuyến tùng là phương pháp có thể điều trị triệt để khối u lành tính và hỗ trợ điều trị u ác tính. Nếu nghi ngờ bản thân mắc căn bệnh này, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *