Siêu âm gan là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, hiệu quả, an toàn, được áp dụng phổ biến để phát hiện một số bệnh lý gan hay tổn thương gan nhất định. Tuy nhiên để kết quả siêu âm gan được chính xác, người bệnh cần lưu ý vấn đề siêu âm gan có cần nhịn ăn không? Và nên chuẩn bị gì trước khi siêu âm?
Bạn đang đọc: Siêu âm gan có cần nhịn ăn không?
Siêu âm gan là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh, qua đó, bác sĩ kiểm tra, phát hiện ra những bệnh lý về gan, từ đó tìm ra phương hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trước khi thực hiện quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh lưu ý một vài vấn đề, trong đó có vấn đề siêu âm gan có cần nhịn ăn không.
Contents
Siêu âm gan là gì?
Siêu âm gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến được thực hiện bằng cách sử dụng máy siêu âm có sóng siêu âm tần số cao, đặt lên vị trí phía trên bên phải vùng bụng của người bệnh. Thông qua hình ảnh về gan được truyền đến màn hình máy tính, bác sĩ có thể quan sát được rõ những cấu trúc bất thường hay các tổn thương trong gan.
Nhờ siêu âm gan, bác sĩ dựa trên mối liên quan với động mạch chủ và tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch trên gan để phân định được các thùy, hạ phân thùy, phân thùy của gan.
Khi nào nên siêu âm gan?
Bác sĩ chỉ định siêu âm gan trong trường hợp bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm hoặc bệnh nhân có những biểu hiện bất thường sau:
Vàng da, vàng mắt: Lượng bilirubin trong mật gan sẽ tăng lên khi gan bị tổn thương khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt.
Dấu sao mạch trên da, các vết bầm tím dưới da: Đây là những triệu chứng của bệnh gan. Khi người bệnh thấy xuất hiện những tiểu mạch máu trên da trông như màn nhện thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.
Tình trạng sưng, đau hoặc chướng bụng: Đây là những triệu chứng của việc tích tụ chất lỏng.
Nước tiểu sẫm màu: Sự gia tăng lượng bilirubin trong mật gan và sau đó được thải ra ngoài qua đường nước tiểu khiến nước tiểu có màu sẫm.
Ngoài những biểu hiện nêu trên, do chức năng gan suy giảm vì gan bị tổn thương, người mắc bệnh gan còn gặp những triệu chứng như: Nổi mề đay, ngứa, mụn nhọt, chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi kéo dài, phân có màu nhạt,…
Siêu âm gan phát hiện bệnh gì?
Qua siêu âm gan, bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh lý về gan như sau:
Xơ gan
Xơ gan làm tổn thương các ống dẫn mật trong gan, gây tích tụ dịch và từ đó dẫn tới suy gan. Dựa vào kích thước và mô gan trên siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc xơ gan khi kích thước gan ban đầu tăng lên và gan teo lại ở giai đoạn muộn. Hình ảnh siêu âm gan ở giai đoạn muộn cho thấy các nốt nhỏ có đường kính nhỏ hơn 1cm.
Viêm gan cấp tính, mạn tính
Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lại virus viêm gan dẫn đến bệnh viêm gan. Dựa trên kết quả siêu âm gan, bác sĩ thấy được các tổn thương ở gan, kích thước gan tăng lên, mô gan vẫn chưa thay đổi rõ rệt.
U gan, ung thư gan
Bệnh lý nguy hiểm nhất trong những bệnh lý về gan là u gan, ung thư gan vì quá trình điều trị khó khăn, kéo dài và nguy cơ tử vong cao. Trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ phát hiện thấy có khối ít âm, tăng âm hoặc đồng âm rõ nét và rộng; bề mặt gan gồ ghề hoặc gan to, có khối u rắn hoặc không đều, xung quanh thường có một cạnh nhỏ dần.
Khối u ở giai đoạn đầu có kích thước là 3 cm và giai đoạn cuối là 10 cm. Tuy nhiên, siêu âm chỉ là phương pháp chẩn đoán được dùng để tham khảo. Để xác định rõ bệnh nhân có mắc u gan, ung thư gan hay không, bệnh nhân cần tiến hành làm thêm những phương pháp chẩn đoán khác như chụp MRI, CT cắt lớp, sinh thiết,…
Bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không xuất hiện triệu chứng đặc biệt. Do vậy, bệnh chỉ được phát hiện khi bác sĩ chỉ định tiến hành siêu âm gan. Hình ảnh siêu âm gan cho thấy so với gan bình thường, gan bị nhiễm mỡ trông sáng hơn khiến cho đường bờ của các cấu trúc mạch máu bị mờ đi.
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng nhiễm mỡ gan ở từng bệnh nhân, hình thái gan sẽ xuất hiện những đốm sáng rải rác hoặc nằm tập trung thành từng khu.
Siêu âm gan có cần nhịn ăn không? Trước siêu âm nên chuẩn bị gì?
Trước khi siêu âm, bệnh nhân thường hỏi bác sĩ siêu âm gan có cần nhịn ăn không? Thông thường, người bệnh khi siêu âm gan không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên để kết quả khảo sát đường mật trong và ngoài gan tốt và chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong khoảng 8 đến 12 giờ trước khi siêu âm. Vì nếu siêu âm sau khi ăn no, túi mật xẹp khiến việc đánh giá các tổn thương bên trong lòng và thành túi mật khó khăn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ khó quan sát được trên siêu âm vùng đầu tụy, đoạn cuối ống mật chủ và một phần gan trái khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn.
Ngoài ra, góp phần để kết quả siêu âm gan được chính xác nhất, bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau trước khi siêu âm:
- Siêu âm vào buổi sáng, khi bụng rỗng sẽ đạt kết quả tối ưu. Vì vậy, bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi siêu âm gan.
- Trước khi siêu âm gan 1 tuần, bệnh nhân hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm, thay vào đó nên ăn uống thanh đạm để không tăng áp lực cho gan.
- Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi khi siêu âm. Đặc biệt, trong quá trình siêu âm bệnh nhân không nên đeo trang sức để tránh làm sai số, ảnh hưởng lớn đến kết quả siêu âm.
- Bệnh nhân uống nước để siêu âm dễ dàng và không đi vệ sinh cho đến khi quá trình siêu âm kết thúc.
Tìm hiểu thêm: Uống cafe có hại gan không? Những tác động của cafe đối với gan
Quy trình tiến hành siêu âm gan
Không chỉ quan tâm đến vấn đề siêu âm gan có cần nhịn ăn không, người bệnh cũng muốn tìm hiểu quy trình siêu âm gan. Một buổi khám siêu âm gan với một quy trình thông thường sẽ mất khoảng nửa giờ.
Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu siêu âm gan, bác sĩ hay kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân mặc áo choàng của bệnh viện thay vì mặc quần áo bình thường. Bạn có thể mặc quần áo rộng rãi, dễ thay để việc chuẩn bị trước khi siêu âm nhanh chóng hơn.
Thực hiện
Đầu tiên, bác sĩ siêu âm sẽ bôi một ít gel trong suốt lên vùng bụng của bệnh nhân. Bạn có thể yên tâm vì loại gel này không mùi và không gây ố quần áo, lau chùi dễ dàng sau khi khám xong.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt đầu dò của máy siêu âm lên thành bụng và ấn nhẹ nhàng. Việc di chuyển đầu dò qua lại sẽ giúp bác sĩ quan sát đầy đủ hơn về cấu trúc của gan.
>>>>>Xem thêm: Thói quen hàng ngày có thể dẫn đến đau tim
Sau siêu âm gan
Sau khi siêu âm kết thúc, bạn lau sạch lớp gel đã phủ lên bụng và chờ kết quả. Khi về, bạn có thể không cần nằm nghỉ ngơi và quay lại hoạt động bình thường.
Tóm lại, siêu âm gan giúp phát hiện sớm những bệnh lý gan mật. Do đó, nếu gặp các triệu chứng như đau tức vùng mạn sườn phải, báng, vàng da hoặc từng bị viêm gan, mắc các bệnh lý gan mạn tính,… người bệnh nên đến bệnh viện để được chỉ định siêu âm, chủ động tầm soát bệnh từ sớm.
Xem thêm: Mẹ bầu có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể