Khi trẻ bị sốt cao nên làm gì? Cách chăm sóc trẻ bị sốt các mẹ nên biết

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và băn khoăn tìm mọi cách tốt nhất để hạ sốt và chăm sóc cho trẻ. Vậy trẻ bị sốt cao nên làm gì? Các bậc phụ huynh hãy xem hết bài viết này để có thể có thêm những thông tin hữu ích khi trẻ bị sốt nhé.

Bạn đang đọc: Khi trẻ bị sốt cao nên làm gì? Cách chăm sóc trẻ bị sốt các mẹ nên biết

Sốt là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút. Khi sốt, cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu gây ra tình trạng quấy khóc và khiến cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng, tìm cách nhanh và tốt nhất để hạ sốt. Vậy khi trẻ bị sốt cao nên làm gì?

Nguyên nhân và cách nhận biết khi trẻ bị sốt cao

Trẻ em bị sốt có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Nhiễm trùng;
  • Sốt sau tiêm phòng;
  • Trong thời kỳ mọc răng;
  • Tác dụng không mong muốn khi sử dụng của một số loại thuốc;
  • Mắc các vấn đề: Viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…

Khi-tre-bi-sot-cao-nen-lam-gi 2.webp

Trẻ em bị sốt khi mọc răng

Khi thấy trẻ nóng hơn bình thường, phụ huynh nên đo thân nhiệt để xác định tình trạng sốt ở trẻ. Nhiệt độ bình thường của trẻ là khoảng 36.5 – 37.5 độ C do thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn khoảng 0.5 độ C. Khi bị sốt, đo nhiệt độ của trẻ tại nách sẽ tăng trên 38 độ C. Thêm vào đó các bậc phụ huynh cần phải nắm được mức độ sốt của trẻ để có biện pháp xử trí đúng và kịp thời. Hạn chế tình trạng sử dụng thuốc hạ sốt không cần thiết bởi nó có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe trẻ.

  • Sốt nhẹ: nhiệt độ từ 37.5 – 38.5 độ C;
  • Sốt vừa: nhiệt độ từ 38.5 – 39 độ C;
  • Sốt cao: nhiệt độ từ 39 – 40 độ C;
  • Sốt rất cao: nhiệt độ lớn hơn 40 độ C.

Ngoài ra, bé có thể kèm theo các biểu hiện dưới đây khi bị sốt:

  • Mệt mỏi, thiếu sức sống, cơ thể trẻ đau nhức toàn thân;
  • Dễ cáu gắt, quấy khóc nhiều;
  • Chán ăn;
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi;
  • Tình trạng muốn ngủ nhiều hơn.

Trẻ bị sốt cao nên làm gì?

Phụ huynh cần nắm cách xử lý khi trẻ bị sốt cao và điều cần thiết là luôn duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể tại mức tối ưu. Vậy khi trẻ bị sốt cao nên làm gì? Những điều cần làm khi trẻ bị sốt cao như sau:

  • Để trẻ nằm tại nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi để tỏa bớt nhiệt.
  • Dùng khăn ấm lau người cho trẻ.
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu cần). Và nếu không có tác dụng khi uống thuốc nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để phòng tránh mất nước. Có thể sử dụng các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như nước cam, các loại nước bù điện giải như Oresol hoặc với trẻ còn đang bú sữa mẹ thì nên tăng cữ và tăng lượng bú.
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ với việc sử dụng các thực phẩm chế biến mềm, dễ ăn, dễ tiêu như cháo hoặc súp để cung cấp thêm nước.
  • Để hạ sốt nhanh chóng, phụ huynh cũng có thể tham khảo và sử dụng các miếng dán hạ sốt.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa mất ngủ bằng gừng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe

Khi-tre-bi-sot-cao-nen-lam-gi 3.webp
Trẻ bị sốt cao nên làm gì?

Khi trẻ bị sốt cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nếu:

  • Trẻ sốt cao từ 38 độ C, dưới 3 tháng tuổi, ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường.
  • Trẻ sốt cao trên 39.5 độ C, kèm các biểu hiện quấy khóc, ho, nước mũi chảy, nôn, tiêu chảy.
  • Trẻ sốt cao kèm không quấy khóc, vật vã hoặc li bì trong cơn sốt, khó đánh thức.
  • Trẻ sốt cao kèm biểu hiện căng cứng cổ, đau đầu dữ dội khi chạm vào gáy, đầu.
  • Trẻ sốt cao kèm biểu hiện phát ban, khó thở.
  • Trẻ sốt, tình trạng chán ăn, bỏ bữa xảy ra thường xuyên.
  • Trẻ sốt cao xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu.
  • Trẻ sốt cao co giật.
  • Trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không có hiệu quả giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Trẻ sốt tái đi tái lại nhiều lần trong 5 ngày không thuyên giảm.

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Sốt là cách cơ thể phản ứngtrước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt khi không quá cần thiết sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi tình trạng sốt của bé từ 38.5 độ C trở lên.

Thuốc hạ sốt thường dùng với trẻ là Paracetamol do chúng ít tác dụng phụ và vì dùng trên đối tượng là trẻ em nên đa số là dạng gói hoặc dạng siro. Sau khoảng 30 phút sử dụng, Paracetamol sẽ phát huy tác dụng, kéo dài khoảng 4 – 6 giờ. Cha mẹ nên tuân theo liều lượng sử dụng được ghi trên nhãn và theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

Thêm vào đó có thể sử dụng Ibuprofen, tuy nhiên thuốc không nên sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hay trẻ bị rối loạn đông máu, không nên dùng Ibuprofen cho trẻ trong thời gian dài. Điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ trầm trọng ở trẻ.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ không làm tăng thêm tác dụng hạ sốt tuy nhiên chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ.

Khi-tre-bi-sot-cao-nen-lam-gi 4.webp

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu vỡ ối bao lâu thì sinh?

Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám trong trường hợp trẻ sốt kèm dấu hiệu bất thường

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị sốt tại nhà

Khi trẻ bị sốt cao nên làm gì? Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà cần lưu ý gì? Các bậc phụ huynh nên lưu ý điều sau đây:

  • Không sử dụng Aspirin hạ sốt cho trẻ nếu không có sự tư vấn từ bác sĩ vì có thể khiến não của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại thuốc hạ sốt với nhau, không được lạm dụng trong việc sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Luôn theo dõi nhiệt độ và đo lại thân nhiệt của trẻ.
  • Không nên ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì điều này khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao ngay cả khi trẻ sốt run lạnh. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đắp một chiếc chăn mỏng nếu cần.
  • Cần cho trẻ ở nơi thoáng mát không nên ở không gian quá kín.
  • Không sử dụng khăn lạnh, đá lạnh, cồn, rượu để lau người hạ sốt cho trẻ.
  • Không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian khi trẻ bị sốt.
  • Luôn theo dõi các biểu hiện và báo ngay đến các chuyên gia ý tế nếu trẻ có bất thường.

Tóm lại, khi chăm sóc trẻ bị sốt điều quan trọng nhất là cần hạ sốt đúng cách, theo dõi các triệu chứng đi kèm. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp phụ huynh có thêm những kiến thức để xử trí trong tình huống trẻ bị sốt cao nên làm gì? Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu trẻ có kèm các biểu hiện bất thường.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *