Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Triệu chứng bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi khiến nhiều người băn khoăn về tình trạng sức khỏe của mình. Các triệu chứng này khá phổ biến. Liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó?

Bạn đang đọc: Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Rất nhiều người gặp tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi. Đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy đây là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì?

Đây là triệu chứng khởi phát liên quan đến vùng bụng. Vì vậy các bệnh lý có liên quan như: Đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau bụng kinh,…

Các bệnh lý này cũng rất phổ biến. Tuy nhiên triệu chứng có khi chỉ có bụng khó chịu hoặc kèm thêm buồn nôn, mệt mỏi. Nếu bụng khó chịu ở phần dưới xương ức thì có thể liên quan đến dạ dày. Các bệnh lý liên quan dạ dày thường kèm buồn nôn, mệt mỏi.

Nếu bụng khó chịu vùng quanh rốn hoặc dưới rốn thì có thể là do đường ruột hoặc kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên các bệnh lý liên quan đường ruột thường kèm bất thường ở phân.

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 2

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì?

Mặt khác nếu liên quan đến kỳ kinh nguyệt thì thường không có tiêu chảy hoặc táo bón. Và cho dù vì bất kì lý do gì thì các bệnh lý này cũng làm bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Nguyên nhân gây bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi

Có nhiều nguyên nhân gây các triệu chứng như: Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân:

Bệnh lý ở dạ dày

Các bệnh lý ở dạ dày có thể mắc như: Viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày do HP, ung thư dạ dày,… Dù do bệnh lý nào gây ra thì các bệnh ở dạ dày luôn có triệu chứng bụng khó chịu.

Trong đó bụng khó chịu phải được xác định rõ là đau rát dạ dày, chứng đầy hơi, ăn không tiêu. Thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, chướng bụng. Do đó các bệnh lý về dạ dày làm cho bạn không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Từ đó dẫn đến người mệt mỏi, suy kiệt.

Để xác định các bệnh về dạ dày, bạn nên đến bệnh viện để được nội soi, siêu âm hoặc các xét nghiệm khác liên quan. Viêm dạ dày do HP cũng là bệnh lý phổ biến. Bạn nên lưu ý vì có thể lây qua đường ăn uống, sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ.

Do kinh nguyệt

Mỗi người có một chu kỳ kinh khác nhau khoảng 28 – 30 ngày. Các triệu chứng của đau bụng kinh không phải ai cũng có và mức độ đau cũng khác nhau ở mỗi người.

Cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt được giải thích là do cơ tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Thông thường sẽ đau bụng khoảng 3 ngày đầu có kinh.

Cơn đau bụng kinh tập trung ở vùng bụng dưới, cảm giác căng tức. Bạn nên quan sát các dấu hiệu khác của chu kỳ kinh nguyệt, nếu thấy có bất thường nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 5

Chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân gây bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi

Bệnh viêm tụy cấp

Các triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp là:

  • Đau bụng: Đau vùng trên rốn và lan ra lưng trái. Cơn đau khởi phát đột ngột thường sau bữa ăn nhiều dầu mỡ;
  • Nôn: Cường độ nhiều và liên tục;
  • Sốt: Có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày đầu;
  • Vàng da: Có thể bệnh liên quan đường mật kèm theo, hoặc do phù ống dẫn chung.

Viêm tụy cấp là bệnh hay gặp ở khoa cấp cứu. Tiên lượng tử vong các ca nhẹ khoảng 1%. Tuy nhiên các ca nặng không có nhiễm trùng thì khoảng 10 – 15%, và các ca nặng có nhiễm trùng thì khoảng 30 – 35%.

Như vậy khi bị viêm tụy cấp thì ngoài các triệu chứng bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi thì còn đi kèm các dấu hiệu khác. Do đó cần quan sát các triệu chứng hiện có để có phương pháp điều trị kịp thời.

Do nhiễm trùng đường ruột

Đây là căn bệnh phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Triệu chứng nhiễm trùng ruột bao gồm:

  • Đau bụng: Cảm giác đau quặn bụng ở vụng bụng quanh rốn và dưới rốn. Có đi kèm triệu chứng đầy bụng, chướng bụng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy nặng có thể gây tình trạng mất nước, hạ huyết áp và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy kéo dài gây mất nước nên phải nhanh chóng bù nước. Lưu ý quan sát phân nếu có máu hoặc nhầy thì bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Do bệnh viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt gây rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương đại tràng. Bệnh có các triệu chứng như sau:

  • Đau bụng: Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Đi kèm là đầy hơi, chướng bụng, ăn không ngon.
  • Rối loạn đại tiện: Xen kẽ các đợt tiêu chảy là táo bón.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm kéo dài

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 3
Viêm đại tràng co thắt gây đau bụng khó chịu, kèm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón

Như vậy nhìn chung nếu nguyên nhân do bệnh lý đường ruột thì thường đi kèm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.

Các biện pháp giúp giảm bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi

Do tình trạng bụng khó chịu, buồn nôn nên cần cẩn thận trong việc chọn lựa thức ăn. Nên chọn thức ăn mềm, loãng dễ nhai, dễ nuốt. Điều này làm giảm áp lực lên dạ dày, tránh được sự khó chịu cho bạn.

Ngoài ra tránh thực phẩm cay, nóng, đậm vị, thức uống có cồn, có gas. Bởi vì các thực phẩm này sẽ gây kích ứng dạ dày, gây đau dạ dày.

Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Điều gì xảy ra nếu bạn ngồi cả ngày?

Nên tránh các thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng dạ dày

Đồng thời bạn nên lưu ý ăn uống đủ bữa, đúng giờ. Bởi vì dạ dày tiết acid lúc bụng rỗng, do đó bạn sẽ thấy đau rát dạ dày nếu không ăn đúng giờ.

Vấn đề đau bụng kinh có thể giải quyết bằng cách nằm nghỉ ngơi, chườm nóng lên bụng. Bạn nên bổ sung sắt vào bữa ăn trong những ngày này. Bởi vì bạn đang mất lượng máu khoảng 50ml – 80ml. Tình trạng thiếu máu cũng gây ra mệt mỏi kéo dài.

Sức khỏe tinh thần cũng là vấn đề đáng quan tâm. Stress, căng thẳng cũng là yếu tố gây ra bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi. Bạn nên thử cách thoát khỏi stress như: Tập thể thao, tập yoga, thiền,…

Đối với việc dùng thuốc, nếu các triệu chứng khiến bạn cảm thấy tệ hơn, bạn nên khám ở bệnh viện để được bác sĩ kê đơn. Có một số thuốc không cần kê đơn mà bạn có thể mua dễ dàng ngoài nhà thuốc. Tuy nhiên việc kiểm tra tại bệnh viện vẫn là một điều cần thiết vì để có thể xác định đúng tình trạng bệnh mà dùng thuốc cho phù hợp.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết các triệu chứng: Bụng khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi là bệnh gì. Việc cần làm là ngoài các triệu chứng trên còn đi kèm các triệu chứng nào khác hay không. Bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các dấu hiệu như: Sốt, đau bụng dữ dội, tiêu chảy có kèm máu và nhầy, nôn ra máu, nôn liên tục. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở là bệnh gì?
  • Những món ăn bổ dưỡng cho người mệt mỏi ngon miệng và dễ làm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *