Myoglobin có lẽ là một cái tên còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng đây là chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu myoglobin là gì và xét nghiệm myoglobin trong chẩn đoán vấn đề tim mạch như thế nào nhé.
Bạn đang đọc: Myoglobin là gì? Xét nghiệm myoglobin để chẩn đoán vấn đề tim mạch
Xét nghiệm myoglobin là phương pháp có thể giúp chẩn đoán sớm các vấn đề liên quan đến cơ tim, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về myoglobin là gì và xét nghiệm myoglobin có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán vấn đề tim mạch nhé.
Contents
Myoglobin là gì?
Myoglobin là protein hình cầu được tìm thấy trong các tế bào cơ tim và cơ xương của động vật nói chung và con người nói riêng. Myoglobin có chức năng như một đơn vị dự trữ, cung cấp oxy cho cơ bắp làm việc. Khi cơ tim hoặc cơ xương gặp tổn thương, myoglobin được phóng thích vào máu, nồng độ tăng có thể đo được trong vài giờ sau khi chấn thương.
Trong máu myoglobin liên kết chủ yếu với globulin huyết tương, myoglobin được lọc ra khỏi máu qua thận và bài tiết vào đường nước tiểu. Khi nồng độ myoglobin vượt quá khả năng liên kết thì protein này sẽ có trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu nâu hoặc đỏ sẫm. Nồng độ myoglobin cũng có xét nghiệm thông qua thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong những trường hợp cơ xương bị tổn thương nặng, nó không chỉ phản ánh mức độ chấn thương cơ bắp mà còn phản ánh nguy cơ tổn thương của thận.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm myoglobin?
Nếu có nghi ngờ bạn gặp tình trạng đau tim gây tổn thương cho cơ tim thì bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định thực hiện xét nghiệm myoglobin. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau mỗi 2 hoặc 3 giờ khi bạn đến phòng cấp cứu với cơn đau ngực hoặc các triệu chứng đau tim khác.
Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm myoglobin nếu bị tổn thương nghiêm trọng. Các triệu chứng của chấn thương hoặc tổn thương cơ bắp bao gồm như: Sốt, đau cơ, đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, nước tiểu sẫm màu. Trong trường hợp mức myoglobin trong cơ thể quá cao, bạn phải thực hiện truyền dịch để đào thải lượng myoglobin dư thừa ra khỏi cơ thể. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xem xét liệu bạn có cần điều trị các chấn thương ngay lập tức hay không.
Cách thực hiện xét nghiệm
Bệnh phẩm mang đi xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch được chống đông bằng heparin, sau đó ly tâm để tách huyết tương ra làm xét nghiệm. Bệnh nhân không phải nhịn ăn trước khi thực hiện lấy mẫu. Xét nghiệm myoglobin được thực hiện theo nguyên lý như sau:
- Nguyên lý vi hạt đo độ đục miễn dịch tăng cường: Kháng thể kháng myoglobin liên kết với latex phản ứng với kháng nguyên trong mẫu thử tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể, sau đó kết tập lại và thực hiện đo bằng phương pháp đo độ đục.
- Nguyên lý định lượng bằng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang: Myoglobin được phát hiện thông qua sự kết hợp giữa kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin được đánh dấu là biotin và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin được đánh dấu là phức hợp ruthenium phản ứng với nhau để tạo nên phức hợp bắt cặp tạo nên sự phát quang hóa học và được đo bằng bộ khuếch đại quang tử.
Tìm hiểu thêm: U nang vú là bệnh gì?? U nang vú kiêng ăn gì?
Kết quả xét nghiệm myoglobin trong chẩn đoán bệnh tim mạch
Trong cơ thể, myoglobin luôn xuất hiện trong máu, thực hiện vận chuyển oxi và sắt đến các cơ. Tuy nhiên, nếu chỉ số myoglobin tăng cao chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Chỉ số xét nghiệm myoglobin bình thường dựa trên giới tính, cụ thể:
- Đối với nam giới: Chỉ số myoglobin dao động từ 28 – 72 μg/L;
- Đối với nữ giới: Chỉ số myoglobin dao động từ 25 – 58 μg/L.
Kết quả xét nghiệm myoglobin có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như: Độ tuổi, giới tính, tiền sử sức khỏe hoặc phương pháp sử dụng để thực hiện xét nghiệm,… Nếu chỉ dựa vào mỗi xét nghiệm myoglobin thì sẽ không thể chẩn đoán chính xác liệu sức khỏe của bạn có đang gặp vấn đề hay không.
Trong một số trường hợp nồng độ myoglobin cao hơn có nghĩa là bạn đang gặp tổn thương cơ bắp nhưng xét nghiệm không thể cho biết vị trí chính xác xảy ra tổn thương ở đâu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng myoglobin cao gồm:
- Mắc bệnh suy thận;
- Bị điện giật;
- Thực hiện phẫu thuật;
- Loạn dưỡng cơ;
- Sốc tuần hoàn;
- Sử dụng thuốc có độc tính;
- Tập thể dục thể thao quá sức;
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng;
- Sốt cao ác tính;
- Hôn mê hoặc mắc các vấn đề khác khiến bạn không thể di chuyển trong thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: Stress gây đau dạ dày có nguy hiểm không?
Một vài phương pháp kết hợp với xét nghiệm myoglobin
Vì xét nghiệm myoglobin là chưa đủ để thực hiện kết luận chính xác tình trạng bệnh. Vì vậy, để tăng tính chính xác trong chẩn đoán bệnh thì ngoài xét nghiệm myoglobin cũng cần kết hợp thực hiện các phương pháp khác như:
- Điện tâm đồ: Đây là phương pháp có giá trị trong việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
- Siêu âm tim: Đây là phương pháp giúp phản ánh rõ hình ảnh vị trí nhồi máu.
- Các xét nghiệm sinh hóa khác bao gồm xét nghiệm CK – MB và xét nghiệm troponin (TnT).
Trên đây là toàn bộ thông tin về myoglobin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Có thể thấy, bệnh tim mạch đặc biệt là nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, nếu cơ thể gặp bất cứ vấn đề nào về tim mạch thì hãy liên hệ với bác sĩ uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể