Đau dạ dày không chỉ do ăn uống không khoa học, mất ngủ, bệnh lý nền… mà nguyên nhân còn có thể do căng thẳng, stress gây ra. Vậy stress gây đau dạ dày có những triệu chứng gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao?
Bạn đang đọc: Stress gây đau dạ dày có nguy hiểm không?
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân vẫn tuân thủ chế độ dinh dưỡng điều độ nhưng lại mắc phải các vấn đề về đau dạ dày. Ít người biết đến một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây đau dạ dày đó là do suy nghĩ nhiều và tình trạng stress. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu stress gây đau dạ dày là như thế nào.
Contents
Stress là gì?
Stress là phản ứng của cơ thể khi gặp áp lực và căng thẳng, cụ thể là các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tâm sinh lý của con người.
Khi bị stress, cơ thể sẽ có rất nhiều biến đổi như đau dạ dày, kèm theo tim đập nhanh, nhu động ruột tăng… Vùng hạ đồi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress gây đau dạ dày. Đây là nơi chịu trách nhiệm chi phối về tâm trạng của cơ thể khi nhận được tín hiệu cho biết cơ thể đang bị stress.
Lập tức, vùng hạ đồi sẽ tác động đến tuyến yên để phát ra tín hiệu theo đường thần kinh và thể dịch nhằm tác động đến tuyến thượng thận, kích thích tuyến thượng thận tiết norepinephrine và epinephrine để kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm làm tác động đến các cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến stress là gì?
Có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress gây đau dạ dày gồm:
- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, bụi…
- Mối quan hệ gia đình và xã hội: Khó khăn tài chính, áp lực trong công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, gánh nặng gia đình, mất mát người thân…
- Thể chất: Thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, cơ thể không khỏe…
- Suy nghĩ: Cách suy nghĩ tiêu cực như sợ bị cười chê, sợ thất bại, sợ thi trượt lo lắng tương lai sẽ mù mịt…
Vì sao stress gây đau dạ dày?
Đa số những yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn chức năng tiêu hóa đều giống nhau, trong số đó chiếm tỉ lệ rất cao đó là tình trạng stress gây đau dạ dày.
Hoạt động của dạ dày được chi phối bởi hai hệ thống thần kinh khác nhau là thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Hệ thần kinh thực vật ở điều kiện bình thường sẽ tự hoạt động và điều phối các chức năng của dạ dày. Tuy nhiên, khi những yếu tố như lo lắng, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress kéo dài… tác động sẽ kéo theo hệ thần kinh động vật hoạt động quá mức, kích thích luôn cả hệ thần kinh thực vật, từ đó dạ dày bị kích thích tăng bài tiết dịch tiêu hóa, trong đó quan trọng nhất là dịch vị chứa nhiều axit.
Nguồn axit dư thừa cộng thêm việc bệnh nhân để bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện bên ngoài là triệu chứng đau dạ dày.
Stress gây đau dạ dày còn có thể đi kèm các triệu chứng bất thường ở những bộ phận khác của ống tiêu hóa sau đây:
- Tăng co thắt các cơ trơn của thực quản.
- Ảnh hưởng đến chức năng đại tràng gây các triệu chứng bất thường như tiêu chảy hoặc táo bón.
Tìm hiểu thêm: Quầng thâm mắt có phải biểu hiện của bệnh không? Cách trị quầng thâm mắt
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp stress đều sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm đại tràng. Nhưng nhìn chung những rối loạn tinh thần trên có liên quan ít nhiều đến chức năng tiêu hóa, đặc biệt nếu stress kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng viêm đau dạ dày.
Triệu chứng đau dạ dày do stress
Khi bị stress gây đau dạ dày, các triệu chứng lúc mới chớm bệnh thường chỉ thoáng qua như:
- Chậm tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng…
- Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
- Nếu không cải thiện chế độ ăn uống và có cách giảm căng thẳng sẽ xảy ra các cơn đau nhói, co thắt vùng thượng vị.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đau co thắt dữ dội, có thể nôn mửa, xuất huyết dạ dày, loét dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
Cách khắc phục đau dạ dày do stress
Cách khắc phục đau dạ dày
Để bệnh đau dạ dày do stress thuyên giảm, người bệnh cần có những hướng điều chỉnh phù hợp giữa công việc và cuộc sống của mình.
Ngay khi xác định bệnh đau dạ dày chính là do stress, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có một phác đồ điều trị khoa học, thích hợp.
Việc điều trị bệnh sẽ rất khả quan nếu người bệnh hạn chế mọi căng thẳng, mệt mỏi và stress một cách triệt để kết hợp cùng một lối sống khoa học, lành mạnh.
Người bệnh cần sắp xếp lại công việc phù hợp, điều chỉnh lại lịch sinh hoạt điều độ để giảm stress, tìm
cách giảm stress trong công việc.
Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất và hạn chế các thực phẩm có tính kích thích cao đối với dạ dày như các thực phẩm có tính lên men, tính axit, đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích…
Cách phòng ngừa đau dạ dày
Để phòng ngừa đau dạ dày do stress, mọi người nên áp dụng những điều sau:
- Loại bỏ yếu tố gây stress: Giảm tần suất, cường độ và rút ngắn thời gian căng thẳng.
- Điều chỉnh phản ứng cơ thể: Tập thở sâu, chậm sẽ giúp huyết áp và nhịp tim trở lại bình thường.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Cần ăn đúng bữa, đủ chất, tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng giấc, đủ giấc và không sử dụng quá mức chất kích thích, như vậy sẽ cải thiện lưu thông máu và giúp thư giãn cơ bắp, ăn thực phẩm giảm stress.
- Nghe nhạc: Âm nhạc giúp hô hấp tốt hơn, huyết áp ổn định, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tăng tiết chất endorphine làm giảm đau và căng thẳng và chất S-IgA giúp mau lành bệnh.
- Đời sống tinh thần phong phú: Để đời sống tinh thần nhiều niềm vui, thoải mái, tích cực, bạn nên duy trì và thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tham gia hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ, hội nhóm.
- Vận động: Khi bị stress hãy vậnh động như dọn dẹp nhà, nấu ăn, tưới cây hoặc làm việc gì bạn yêu thích, như vậy sẽ giúp giải phóng hợp chất adrenaline và hormone gây căng thẳng cortisol, đồng thời gia tăng lượng hormone dopamine và serotonin làm hứng phấn và hạnh phúc.
- Dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng vào thực đơn mỗi ngày như cá hồi, khoai tây, đậu bắp, bột yến mạch, sô cô la đen, rau mâm xôi, trà xanh, hạt hướng dương, cam, kiwi.
>>>>>Xem thêm: Sàng lọc quý 2 thai kỳ giúp phát hiện điều gì?
Tóm lại, khi bạn bị stress gây đau dạ dày, hãy áp dụng những gợi ý như trong bài để cải thiện tình trạng. Nhưng nếu đã thực hiện các phương pháp này nhưng tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể