Hormone DHT là gì? Loại hormone này có liên quan như thế nào đến chứng rụng tóc gây hói đầu ở nam giới? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin về loại hormone này nhé!
Bạn đang đọc: Hormone DHT là gì? Những điều cần biết về DHT và rụng tóc
Hormone Dihydrotestosterone (DHT) là một loại hormone sinh dục ở nam giới. Việc thiếu hoặc thừa hormone DHT có thể gây ra các rối loạn trong cơ thể, biểu hiện điển hình là hiện tượng hói đầu. Vậy hormone DHT là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại hormone này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Hormone DHT là gì?
Dihydrotestosterone (DHT) là một loại hormone sinh dục nam, được chuyển hóa từ testosterone thông qua enzym 5-alpha-reductase (5-AR). Hormone DHT tồn tại trong nhiều bộ phận của cơ thể như tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Loại hormone này có độ hoạt hóa mạnh hơn so với testosterone.
Dihydrotestosterone giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển của con người. Cụ thể như sau:
- Đối với thai nhi: Hormone DHT đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc kích thích hình thành dương vật và tuyến tiền liệt.
- Đối với tuổi dậy thì: DHT và testosterone có vai trò then chốt trong quá trình hình thành các đặc điểm phân biệt giới tính, đặc trưng nhất là giọng nói, mật độ lông, cơ quan sinh dục, khối lượng cơ, hỗ trợ sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản.
- Đối với tuổi trưởng thành: Testosterone có nhiệm vụ quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng và vai trò cụ thể của DHT vẫn chưa rõ ràng.
Ngoài ra, DHT cùng với testosterone trong quá trình chuyển hóa còn tham gia vào việc tăng cường khối lượng cơ và mật độ xương, tăng sinh hồng cầu hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiết bã nhờn, mọc tóc, lông và thúc đẩy ham muốn tình dục.
Sự khác biệt giữa hormone DHT và testosterone
Sau khi tìm hiểu hormone DHT là gì có thể thấy rằng, loại hormone này có cấu trúc hóa học và chức năng gần giống với testosterone. Tuy nhiên, cả hai loại hormone này đều có những tác động khác nhau trong quá trình hình thành các đặc điểm trên cơ thể nam giới.
Testosterone giữ vai trò quan trọng đối với quá trình sản sinh tinh trùng, ham muốn tình dục, khả năng sinh sản và chủ yếu đóng vai trò trong sản xuất tinh trùng, khả năng sinh sản, ham muốn tình dục và sự cương cứng của dương vật. Loại hormone này còn kiểm soát các đặc điểm thế chất khác của nam giới như cơ, xương, giọng nói, điều tiết bã nhờn và có thể gây mụn trứng cá.
Mặc dù có vai trò tương tự nhau, nhưng hormone DHT lại có tác động chủ yếu đến lông và tóc. DHT giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc và lông ở các khu vực trên cơ thể. Chẳng hạn như lông tay chân, lông mặt, lông nách, lông mu và lông ngực. Hormone DHT cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc ở nam giới.
Hormone DHT ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Ảnh hưởng của tình trạng rối loạn hormone DHT là gì? Dưới đây là một số tác động của loại hormone này đối với sức khỏe như:
Nồng độ hormone DHT gây ra tác hại gì?
Trên thực tế, có đến 95% các trường hợp hói đầu ở nam giới chủ yếu xuất phát từ sự nồng độ hormone dihydrotestosterone (DHT) tăng lên. Trong nhóm này, có khoảng 25% trường hợp xuất hiện tình trạng rụng tóc trước 21 tuổi. Theo đó, hormone DHT khi được hình thành nhiều sẽ liên kết với các thụ thể của tế bào nang tóc bị teo lại, làm cho tóc yếu và dễ bị gãy rụng. Hơn nữa, hormone DHT còn khiến cho tuyến bã nhờn bị kích thích hoạt động quá mức gây yếu chân tóc và làm tóc dễ bong ra khỏi da đầu.
Sự mất cân bằng giữa hormone DHT và testosterone thường xảy ra ở tuổi trung niên do sự sụt giảm của quá trình sản sinh testosterone. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nồng độ DHT ngày càng chiếm ưu thế và dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố, khiến nồng độ DHT và testosterone bị mất cân bằng. Từ đó gây ra tình trạng rụng tóc nhiều.
Tìm hiểu thêm: Mỡ máu gia đình: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và hướng điều trị
Không chỉ gây ra hiện tượng hói đầu, nồng độ hormone DHT trong cơ thể tăng cao cũng có thể gây ra một số vấn đề khác như làm vết thương lâu lành, bệnh mạch vành, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.
Nồng độ hormone DHT thấp gây ra tác hại gì?
Dihydrotestosterone (DHT) nồng độ thấp trong cơ thể có thể tác động đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là nam giới ở tuổi dậy thì. Điều này có thể khiến bộ phận sinh dục bị chậm phát triển, nữ hóa tuyến vú, tăng nguy cơ bị u tuyến tiền liệt và sự phân chất béo trong cơ thể.
Ở thai nhi, khi cơ thể bị thiếu hụt enzym 5-alpha-reductase cũng sẽ làm giảm sản xuất DHT và gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành cơ quan sinh dục ngoài. Từ đó, khiến một số đứa trẻ khi sinh ra có bộ phận sinh dục bên ngoài giống như nữ, dương vật nhỏ và mặt dưới của dương vật xuất hiện cửa niệu đạo. Những đứa bé này tuy là con trai nhưng thường sẽ được nuôi dưỡng như những bé gái.
Cách khắc phục tình trạng rụng tóc do hormone DHT là gì?
Có rất nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa tình trạng rụng róc do sự tác động của hormone DHT. Mặc dù vậy, tất cả đều tập trung tác dụng dựa trên cơ chế là ức chế sản sinh hormne DHT trong cơ thể hoặc ngăn chặn DHT liên kết giữa DHT và thụ thể 5-AR.
- Finasteride: Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Công dụng chính của Finasteride là ngăn không cho hormone DHT và thụ thể 5-AR liên kết với nhau để chống rụng tóc. Cần lưu ý rằng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy, chỉ nên dùng theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Minoxidil: Loại thuốc này có tác dụng làm giãn mạch, giúp cải thiện lưu thông máu đến các nang tóc dễ dàng hơn, từ đó sẽ kích thích quá trình mọc tóc. Người bệnh có thể dễ dàng mua thuốc tại các nhà thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc minoxidil được dùng dưới nhiều dạng khác nhau như xịt, serum, uống hoặc bôi.
- Biotin: Còn được biết đến là vitamin H – một dạng vitamin tự nhiên có khả năng giúp duy trì và tăng cường nồng độ keratin trong tóc, móng và da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng được tác dụng của biotin trong việc giúp hạn chế rụng tóc và kích thích mọc tóc. Biotin có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, ngũ cốc hoặc thực phẩm chức năng.
- Vitamin B12 và B6: Sự thiếu hụt các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và B12, có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị rụng tóc. Việc bổ sung đủ các loại vitamin này có thể giúp hỗ trợ dinh dưỡng nang tóc, làm cho tóc trở nên chắc khỏe hơn.
>>>>>Xem thêm: Viêm da cơ địa có di truyền không?
Tình trạng hói đầu do tác động của dihydrotestosterone không chỉ ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn về DHT trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết thông qua chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hormone DHT là gì và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể