Phân biệt hình ảnh mụn nội tiết và cách chăm sóc da ngừa mụn nội tiết

Mụn nội tiết thường xuất hiện do biến động hormone trong cơ thể, là một vấn đề da phổ biến. Thông qua hình ảnh mụn nội tiết và vị trí mụn sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác tình trạng mụn của mình.

Bạn đang đọc: Phân biệt hình ảnh mụn nội tiết và cách chăm sóc da ngừa mụn nội tiết

Mụn nội tiết là vấn đề phổ biến ở nam và nữ từ 20 – 50 tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc đang ở thời kỳ mãn kinh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp hình ảnh mụn nội tiết để nhận biết và khuyến cáo người bệnh không chủ quan, vì mụn nội tiết nặng có thể gây tổn thương da, tạo sẹo thâm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý.

Mụn nội tiết là gì?

Chắc chắn nhiều người trong chúng ta đã phải đối mặt với đau đầu vì những nốt mụn trên khuôn mặt. Trong số đó, mụn do rối loạn nội tiết là vấn đề đáng quan tâm, xuất phát từ thay đổi hormone trong cơ thể. Ai cũng có thể gặp phải vấn đề này, đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì.

Mụn nội tiết, thường được biết đến như mụn trứng cá, xuất phát từ sự biến đổi hormone trong cơ thể. Tác động của mụn nội tiết không giới hạn đối tượng, nhưng thường phổ biến ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, khi cơ thể trải qua những biến đổi đặc biệt làm nảy sinh mụn nội tiết.

Mụn nội tiết xuất phát từ sự biến đổi hormone trong cơ thể

Mụn nội tiết xuất phát từ sự biến đổi hormone trong cơ thể

Mặc dù không tác động quá nghiêm trọng đến sức khỏe, việc theo dõi và điều trị mụn do rối loạn nội tiết vẫn quan trọng. Thông thường, mụn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin do sự xuất hiện ồ ạt trên khuôn mặt, lưng, hoặc ngực.

Một số hình ảnh mụn nội tiết và vị trí của mụn

Dưới đây là các hình ảnh mụn nội tiết ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Mụn nội tiết xuất hiện ở cằm và xương hàm: Một biểu hiện điển của mụn do rối loạn nội tiết tố là sự xuất hiện thường xuyên của mụn ở vùng cằm và xương hàm. Những nốt mụn thường đậm và vấn đề kéo dài mà không có dấu hiệu giảm đi. Bác sĩ cho rằng, mụn ở cằm và xương hàm thường xuất hiện do sự tăng sản xuất hormone trong cơ thể. Điều này làm cho tuyến dầu ở khu vực này hoạt động mạnh hơn bình thường, gây nên mụn bọc và mụn mủ. Nếu gặp tình trạng này, việc chăm sóc da đúng cách và đến gặp bác sĩ để được thăm khám là điều cần thiết.

Hình ảnh mụn nội tiết xuất hiện ở cằm và xương hàm

Hình ảnh mụn nội tiết xuất hiện ở cằm và xương hàm

Mụn nội tiết ở má: Thường xuất hiện những nốt mụn đỏ không nhân, thận chí có thể sưng và gây nhức.

Mụn nội tiết ở má gây mất tự tin cho người bệnh

Mụn nội tiết ở má gây mất tự tin

Mụn nội tiết ở lưng: Việc điều trị mụn ở lưng thường khó khăn do nằm ở vị trí khó bôi thuốc.

Tìm hiểu thêm: Rau kinh giới có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Mụn nội tiết ở lưng gây bất tiện trong việc điều trị mụn
Mụn nội tiết ở lưng gây bất tiện trong việc điều trị mụn

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Có rất nhiều nguyên nhân làm rối loạn nội tiết tố và gây ra mụn nội tiết, trong đó có thể kể đến như:

  • Tăng cường sản xuất dầu: Sự tăng sản xuất dầu từ tuyến dầu da (tuyến dầu sebaceous) dưới da có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến việc hình thành mụn.
  • Thay đổi hormone: Sự biến động trong hormone, đặc biệt là tăng đột ngột của hormone androgen, có thể kích thích tuyến dầu sebaceous hoạt động mạnh, tăng sản xuất dầu và gây mụn.
  • Kinh nguyệt: Người phụ nữ thường trải qua biến động về hormone trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, và sự thay đổi này có thể tác động đến tình trạng da, tăng khả năng xuất hiện mụn nội tiết.
  • Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Sự biến động hormone khi mang thai cũng có thể gây mụn nội tiết.
  • Các loại thuốc nội tiết: Việc sử dụng hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc nội tiết có thể tạo ra sự thay đổi đột ngột trong cân nặng hoặc hormone, gây ảnh hưởng đến tình trạng da.
  • Stress: Stress, căng thẳng có thể tăng sản xuất hormone cortisol, kích thích tăng sản xuất dầu và khiến mụn dễ xuất hiện.
  • Sử dụng mỹ phẩm có chứa dầu: Tăng cơ hội bị tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể xác định liệu bạn có khả năng mắc phải mụn nội tiết hay không.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc: Chẳng hạn như steroid, lạm dụng thuốc tránh thai có thể khiến da nổi mụn.
  • Chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, ăn nhiều thực phẩm chứa các chất béo xấu như thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn nội tiết.

Stress là một trong những nguyên nhân gây mụn nội tiết

Stress là một trong những nguyên nhân gây mụn nội tiết

Để giảm nguy cơ mụn nội tiết, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giảm stress, và chăm sóc da đúng cách là quan trọng. Nếu tình trạng mụn nặng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc da ngừa mụn nội tiết hiệu quả

Mụn nội tiết có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Việc điều trị và chăm sóc da đúng cách giúp giảm mụn, ngăn ngừa sẹo thâm, và cải thiện tình trạng da, mang lại làn da sáng mịn hơn. Dưới đây là một số gợi ý chăm sóc và bảo vệ da khỏi mụn nội tiết:

Chăm sóc da từ bên ngoài

  • Rửa mặt không quá 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính và nước ấm, tránh nước nóng.
  • Tránh chà xát, nặn mụn để tránh viêm nhiễm và làm tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế trang điểm và tránh môi trường ẩm.
  • Giữ vệ sinh cho đồ dùng sinh hoạt .
  • Hạn chế trang điểm và tẩy trang sạch sẽ để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng sản phẩm điều trị mụn chứa BHA, AHA, benzoyl peroxide.
  • Áp dụng kem dưỡng ẩm và chống nắng phù hợp.
  • Tránh chạm tay lên mặt để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào da.

Chăm sóc da từ bên trong

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và tránh thức khuya.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giảm căng thẳng, stress, và áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng với thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, vitamin B, vitamin E từ rau xanh và trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm ngọt, cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, và đồ uống có cồn.
  • Sử dụng trà xanh, trà atiso và thực phẩm thanh nhiệt, giải độc để hỗ trợ làn da.
  • Thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng của bạn.

Uống đủ nước giúp da căng mịn, giảm mụn

>>>>>Xem thêm: Thalassemia di truyền là bệnh gì? Thalassemia có chữa trị được không?

Uống đủ nước giúp da căng mịn, giảm mụn

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích về hình ảnh mụn nội tiết để bạn có thể dễ nhận biết được chúng. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng mụn nặng, hãy chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề mụn, mang lại sự tự tin với làn da của bạn.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân xuất hiện mụn nội tiết ở trán
  • Cách trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *