Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu?

Với các tổn thương gãy xương mũi nặng không thể điều trị bằng cách nắn chỉnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để định hình lại mũi cho người bệnh. Vậy chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu? Theo dõi bài viết để được làm rõ câu hỏi trên.

Bạn đang đọc: Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc bạn chọn thực hiện tại bệnh viện công hay tư. Nhìn chung chi phí này sẽ dao động từ 12 – 15 triệu đồng.

Gãy xương mũi là gì?

Xương mũi nằm ở vị trí ⅓ của mũi, có kích thước khá nhỏ. Xương mũi có vai trò định hình bộ khung cho chiếc mũi. Mũi là bộ phận ở trung tâm của khuôn mặt nên rất dễ bị tổn thương nếu bị ngoại lực tác động lên mặt. Những tác động có thể gây ra tình trạng gãy xương mũi như bị va đập mạnh vào mũi, bị ngã đập mặt xuống đất, bị tác động mạnh vào mặt, mũi khi chơi một số môn thể thao, tai nạn giao thông,…

Khi xảy ra chấn thương, xương chính của mũi có thể bị gãy gây ra sụp tháp mũi, sống mũi không thẳng và có dấu hiệu bị lõm xuống bên dưới. Gãy xương mũi thường liền rất nhanh nên cần được điều trị sớm để đưa xương về đúng vị trí, nếu không xương mũi rất dễ bị cố định sai tư thế ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của khuôn mặt.

Gãy xương mũi được chia ra thành 5 loại: Gãy di lệch sang bên, gãy nén, gãy hỗn hợp, gãy không di lệch, gãy không phân loại được do nguyên nhân phù nề. Mỗi loại gãy xương mũi sẽ có phương pháp điều trị riêng, điều này sẽ được bác sĩ tư vấn cho bạn trong quá trình thăm khám.

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu 1

Cấu tạo xương mũi

Biểu hiện gãy xương mũi

Khi bị ngoại lực tác động vào khuôn mặt, đặc biệt là khu vực sống mũi, người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau, bầm tím và có vết xước da, khó thở, chảy máu cam,… Ngoài ra, khi gặp các dấu hiệu sau bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn:

  • Sau chấn thương mũi bị biến dạng;
  • Dùng thuốc giảm đau nhưng không có hiệu quả;
  • Tình trạng đau và sưng mũi kéo dài quá 3 ngày;
  • Chảy máu cam liên tục;
  • Xuất hiện vết thương hở trên mũi;
  • Có các cục máu đông trên mũi gây khó thở;
  • Nhức đầu, mắt mờ;
  • Đau cứng cổ, tê dại cánh tay.

Chấn thương gãy xương mũi có thể không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh lý của mũi và thẩm mỹ của khuôn mặt.

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu 2

Chảy máu cam là dấu hiệu nhận biết gãy xương mũi

Gãy xương mũi được chẩn đoán như nào?

Ngoài cách nhận biết mũi gãy bằng những dấu hiệu được chia sẻ ở trên. Đến bệnh viện để kiểm tra sẽ luôn cho bạn kết quả chính xác nhất. Thông thường, bác sĩ chỉ cần ấn nhẹ vào vùng mũi và quan sát biểu hiện của bệnh nhân là có thể chẩn đoán được tình trạng.

Ngoài ra, các dụng cụ quan sát y tế cũng có thể kết hợp để quan sát bên trong mũi. Tìm dấu hiệu rách màng nhầy, tổn thương vách ngăn mũi, tắc nghẽn hoặc cục máu đông trong khoang mũi. Bởi vì xương mũi nằm ở trung tâm, rất gần với các vùng cấu trúc quan trọng khác nên bác sĩ sẽ kiểm tra thật kỹ để không bỏ sót bất cứ vùng nào khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp X-quang để chẩn đoán. Nhưng thực tế chụp X-quang chỉ đúng 50% và rất dễ bị bỏ sót tình trạng gãy xương bởi vì độ nhạy và độ đặc hiệu của tia X không cao. Vì vậy, khi bạn bị gãy xương mũi, bác sĩ thường sẽ chưa chỉ định thực hiện chụp X-quang nếu bạn chỉ nghi ngờ mũi vừa bị gãy. Chụp X-quang thường chỉ được thực hiện khi các phần khác của xương có thể bị tổn thương.

Chụp CT là một xét nghiệm đáng tin cậy để chẩn đoán gãy xương mũi. Bởi vì phương pháp này kiểm tra các vết thương đi kèm khác nếu có. Đây cũng là phương pháp cung cấp nhiều thông tin, giúp chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu sụn bị tổn thương thì có thể bị bỏ sót.

Tìm hiểu thêm: Nhịp tim của người suy tim là bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu 3
Chụp CT giúp chẩn đoán hình ảnh gãy xương mũi

Các cách điều trị gãy xương mũi

Mục đích của điều trị gãy xương mũi là giúp khôi phục mũi về hình dáng ban đầu, giúp đường thở thông thoáng hơn. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện gãy xương mũi, bạn nên đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế.

Điều trị gãy xương mũi theo phương pháp nào tùy thuộc vào loại gãy xương, cụ thể như sau:

  • Gãy xương mũi kín không di lệch: Không cần phẫu thuật, chỉ cần điều trị nội khoa và nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục.
  • Gãy xương mũi kín có di lệch: Phẫu thuật nâng xương mũi chính, nắn chỉnh lại vách ngăn, đặt meche mũi kết hợp nẹp mũi trong 7 ngày.
  • Gãy xương mũi hở: Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch da, lấy hết di vật nếu có. Sau đó đặt lại xương, nắn chỉnh vách ngăn, lấy hết máu tụ ra ngoài và đặt meche mũi kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi

Tùy vào mức độ tổn thương của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu mức độ nhẹ thì chỉ cần uống thuốc và theo dõi, còn nếu tình trạng mũi bị gãy xương quá nặng có thể phải phẫu thuật. Quyết định này sẽ được đưa ra sau vài ngày theo dõi, và nếu mũi của bạn bị sưng nặng thì tình trạng bệnh phải được điều trị trước tiên.

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu 4

>>>>>Xem thêm: Căn bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí

Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hết bao nhiêu?

Nếu vết thương ở mũi quá nặng thì việc chỉnh sửa có thể không còn hiệu quả. Các bác sĩ hiện buộc phải phẫu thuật để định hình lại chiếc mũi của bạn. Chi phí phẫu thuật gãy xương mũi hiện nay là 12 – 15 triệu đồng. Chi phí cho ca phẫu thuật này còn phụ thuộc vào nơi bạn phẫu thuật, nếu ở bệnh viện công thì sẽ rẻ hơn ở bệnh viện tư. Ngoài ra, đối với những người có thẻ bảo hiểm y tế có thể chi trả hầu hết chi phí phẫu thuật.

Ngoài ra, số tiền này không bao gồm chi phí thuốc men và các khoản phụ phí khác. Nếu bạn cần sử dụng phòng VIP để nghỉ ngơi tốt hơn, giá phẫu thuật hoàn chỉnh có thể tăng lên.

Gãy xương mũi rất phổ biến, chiếm 40 – 50% các ca gãy xương mặt. Chính vì vậy nhiều người cũng rất quan tâm đến chi phí phẫu thuật gãy xương mũi. Nếu bạn đang ở trong tình trạng gãy xương, hãy đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất để không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Xem thêm:

  • Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn là bao nhiêu?

  • Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân có tốn kém nhiều không?
  • Gãy xương nào nguy hiểm nhất khó phục hồi nhất?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *