Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển sinh lý của trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ dậy thì muộn, tức là trễ so với thời điểm trung bình mà đa số các bạn cùng tuổi đã trải qua. Vậy cụ thể dậy thì muộn là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Dậy thì muộn gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì khiến nhiều phụ huynh quan tâm, lo lắng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý, thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này. Do đó, việc nhận biết và hiểu rõ về những biểu hiện của dậy thì muộn sẽ giúp phụ huynh đưa ra những quyết định và hỗ trợ phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Contents
Dậy thì muộn là như thế nào?
Tuổi dậy thì đánh dấu giai đoạn phát triển toàn diện của cơ thể trẻ em và thường diễn ra trong khoảng từ 7 đến 13 tuổi ở bé gái và từ 9 đến 15 tuổi ở bé trai. Trong giai đoạn này, tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ kích thích tuyến sinh dục của trẻ em sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) để phát triển các đặc trưng giới tính, bao gồm việc phát triển ngực và buồng trứng ở nữ giới, cũng như cơ bắp và tinh hoàn ở nam giới.
Dậy thì muộn còn được gọi là chậm dậy thì, là một trạng thái khi tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Khi mà bé gái trên 13 – 14 tuổi và bé trai trên 15 – 16 tuổi vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của tuổi dậy thì, thì có thể xem như là dậy thì muộn.
Nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ
Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái:
- Di truyền: Dậy thì muộn ở bé gái có thể do di truyền từ bố mẹ. Yếu tố di truyền này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của buồng trứng.
- Bệnh lý ảnh hưởng tới buồng trứng: Các rối loạn hoạt động của hệ thống nội tiết như thiếu hormone tăng trưởng, thiếu hormone FSH và LH từ tuyến yên, cũng như bệnh lý suy buồng trứng sớm như hội chứng Turner (một loại bất thường di truyền khiến bé gái mất hoặc có bất thường về một trong hai nhiễm sắc thể X) có thể gây ra sự suy giảm và không hoạt động của buồng trứng, dẫn đến dậy thì muộn ở bé gái.
- Giảm khối lượng mỡ cơ thể: Hoạt động nhiều như vận động viên thể thao, diễn viên múa ba lê hoặc chứng biếng ăn, bệnh lý mạn tính có thể làm giảm chất béo và khối lượng mỡ trong cơ thể, gây ra dậy thì muộn ở bé gái.
- Thể trạng: Một số bé gái có thể dậy thì muộn hơn so với các bạn cùng tuổi do yếu tố thể chất.
Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé trai:
- Di truyền: Đến 70% trường hợp dậy thì muộn ở bé trai được cho là do di truyền từ bố mẹ.
- Thiếu hụt hormone nội tiết: Thiếu hụt hormone từ khi trẻ sinh ra có thể gây ra sự bất thường về dương vật, như thiếu hormone IGD gây thiếu LH và FSH và ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tuyến sinh dục.
- Bất thường tinh hoàn: Sự bất thường trong tinh hoàn, tiền sử phẫu thuật tinh hoàn hoặc điều trị ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai.
- Bệnh lý mạn tính: Các bệnh lý mạn tính như viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc xơ nang thường dễ dẫn đến dậy thì muộn ở bé trai.
- Hội chứng Klinefelter: Một số bé trai có thể sinh ra với bộ nhiễm sắc thể XXY thay vì XY như thông thường. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh dục, sức khỏe và học tập của bé trai.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp tán sỏi thận tiết niệu hiện nay
Dấu hiệu dậy thì muộn ở trẻ
Cha mẹ cần đưa trẻ con bạn đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu như:
Nếu bé gái tới tuổi 13 nhưng chưa có dấu hiệu phát triển của ngực, sau 4 năm dậy thì mà ngực chưa hoàn toàn phát triển, chưa có kinh nguyện lần đầu cho tới năm 14 tuổi rưỡi.
Một bé trai được coi là dậy thì muộn nếu chưa có dấu hiệu phát triển tinh hoàn tới năm 14 tuổi, không mọc lông mu, 3 – 4 năm sau khi đã dậy thì nhưng bộ phận sinh dục và tinh hoàn chưa phát triển như người lớn. Chiều cao không tăng một cách đáng kể trong vòng một năm kể từ khi các dấu hiệu đầu tiên của dậy thì xuất hiện.
Phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn
Bác sĩ sẽ tiến hành một đánh giá tổng quan bằng cách xem xét tiền sử gia đình, quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ như: Thói quen ăn uống bất thường (chán ăn do tâm lý, ăn vô độ) và tập thể thao quá độ (vận động viên chạy marathon, thể dục dụng cụ) có thể dẫn đến trì hoãn dậy thì, kết hợp với việc thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn.
Trong phần tiền sử gia đình, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các bệnh lý di truyền có thể tồn tại trong gia đình, cũng như thông tin về quá trình sinh nở của trẻ, bao gồm cả tình trạng suy dinh dưỡng thai nhi và sinh non. Bác sĩ cũng quan tâm đến quá trình phát triển của trẻ, chế độ ăn uống và bất kỳ bệnh lý nào mà trẻ có thể mắc phải.
Thăm khám lâm sàng là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám cơ quan sinh dục của trẻ và xem xét các dấu hiệu của việc dậy thì sớm, chẳng hạn như kiểm tra ngực và hệ thống lông.
>>>>>Xem thêm: Lý giải chi tiết nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay
Để chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, các xét nghiệm cận lâm sàng cũng được thực hiện.
- Các xét nghiệm máu sẽ đánh giá các hormone tăng trưởng, cũng như hormone của các tuyến như tuyến yên và tuyến giáp.
- Ngoài ra, xét nghiệm nhiễm sắc thể sẽ loại trừ các rối loạn hiếm gặp trong một số trường hợp do di truyền bất thường.
- Chụp X-quang được sử dụng để đánh giá tuổi xương của trẻ.
- Đối với bé gái, siêu âm tử cung và buồng trứng sẽ được thực hiện, trong khi đối với bé trai, hệ thống sinh dục nam sẽ được kiểm tra.
- Nếu có nghi ngờ về tuyến yên, bác sĩ có thể sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra.
Dậy thì muộn gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Đối với bé gái, dậy thì muộn có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ ở mức độ khác nhau. Một số trẻ có thể cảm thấy lo lắng, tự ti khi nhận ra mình không phát triển như bạn bè. Có những trẻ tự tìm hiểu và lo lắng về khả năng sinh sản của mình trong tương lai. Trong tình huống này, cha mẹ cần đóng vai trò là người động viên, tâm sự và chia sẻ với con để giúp trẻ hiểu và không tự ti.
Đối với bé trai, dậy thì muộn có liên quan đến sự phát triển của các cơ quan sinh dục như dương vật và tinh hoàn, và có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản của trẻ trong tương lai. Đồng thời, dậy thì muộn khiến trẻ thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tâm lý, ngại giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.
Cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm khi trẻ dậy thì muộn để có thể nhờ sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ. Từ đó giúp sự phát triển của trẻ được diễn ra một cách tốt nhất và tự nhiên nhất.
Xem thêm:
- Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?
- Cách khắc phục dậy thì muộn ở trẻ mà cha mẹ cần biết
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể