Rất nhiều người có chung một thắc mắc đó là tại sao da mặt đen hơn da tay mặc dù đã chăm sóc da mặt rất cẩn thận. Vậy, nguyên nhân là do đâu?
Bạn đang đọc: Lý giải chi tiết nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay
Có một thực tế rằng, chúng ta sử dụng rất nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da mặt như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem dưỡng trắng,… cho da mặt nhưng nhìn lại thì da mặt vẫn đen hơn da tay. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc lý giải nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay và mách bạn đọc một số cách đơn giản giúp dưỡng da mặt thật trắng sáng, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Contents
Nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay
Tại sao da mặt đen hơn da tay? Có 3 nguyên nhân chính khiến cho da mặt đen hơn da tay bao gồm lối sống, cấu trúc tự nhiên của da và khuyến nghị y khoa, cụ thể:
Cấu trúc của da mặt
Da mặt có cấu trúc rất mỏng manh, khác với các vùng da khác trên cơ thể và bao gồm 3 lớp là lớp biểu bì – hạ bì – mô dưới da. Trong đó, lớp biểu bì và lớp hạ bì có cấu tạo rất đặc biệt:
- Lớp biểu bì: Lớp biểu bì có nhiệm vụ giữ nước và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại bên ngoài vào da. Lớp biểu bì có chứa đến 90% là tế bào Keratinocytes, đây là tế bào sản xuất Keratin và thông qua quá trình sừng hóa, Keratin sẽ tạo ra các tế bào Corneocyte. Đây như một lớp sừng giúp bảo vệ da. Da toàn thân sẽ có chứa từ 11 – 17 lớp tế bào Corneocytes, trong khi đó da mặt chỉ có từ 4 – 8 lớp tế bào Corneocytes. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao da mặt dễ bị mất nước hơn những bộ phận khác trên cơ thể, nhanh lão hóa hơn cũng như dễ bị đen hơn so với tay.
- Lớp hạ bì: Lớp hạ bì ở da mặt có chứa nhiều tuyến chất nhờn hơn các vùng da trên cơ thể. Chính vì thế mà vùng da mặt dễ bị tiết quá nhiều dầu, việc da mặt dư dầu thừa kết hợp với bụi bẩn, da chết sẽ dễ gây ra mụn, làm cho nang lông bị to, gây viêm nang lông,… Các tình trạng này diễn ra mà không được cải thiện sẽ khiến cho da dễ bị lão hóa, làm tăng sắc tố từ đó da mặt trở nên đen hơn các vùng da khác trên cơ thể.
Nhìn chung, da mặt có cấu tạo mỏng và nhạy cảm hơn các vùng da khác trên cơ thể, khả năng tự bảo vệ cũng kém hơn, do đó, da mặt dễ bị tổn thương và tối màu hơn các vùng da khác trên cơ thể.
Da mặt tiếp xúc với ánh sáng xanh, tia UV
So với các vùng da khác trên cơ thể thì da mặt tiếp xúc với tia UV và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử nhiều hơn. Những yếu tố này ít nhiều sẽ làm cho da mặt dễ bị tăng sắc tố hơn, dẫn đến tình trạng da mặt bị đen hơn da tay.
Tay có thể rửa thường xuyên nhưng mặt thì không thể
Chúng ta có thể rửa tay thường xuyên và bất cứ khi nào chúng ta muốn. Thế nhưng, mặt lại khác. Các chuyên gia khuyến nghị, chỉ nên rửa mặt không quá 3 lần trong 1 ngày. Việc rửa mặt quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến dầu, làm cho da mặt bị khô.
Bên cạnh đó, da tay được vệ sinh bằng các loại nước rửa tay, xà phòng không chỉ giúp cho bộ phận này sạch sẽ mà còn hạn chế được tối đa tình trạng tăng sắc tố da. Do đó, da mặt có thể trắng hơn da tay là việc hoàn toàn bình thường. Vệ sinh tay thường xuyên bạn còn có thể cảm thấy da tay mềm mịn, trắng sáng hơn da mặt rất nhiều.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 3 nguyên nhân chính được đề cập ở phần trên, còn rất nhiều các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng da mặt đen hơn da tay như:
- Do cơ thể bị thiếu nước, mất nước;
- Do bạn giảm cân một cách đột ngột;
- Không bảo vệ kỹ da mặt khi đi nắng;
- Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí;
- Tiếp xúc với máy tính, các thiết bị điện tử nhiều;
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học;
- Lạm dụng mỹ phẩm;
- Do căng thẳng, stress.
Không chỉ khiến cho sắc tố ở da mặt bị đen hơn da tay mà các tác nhân gây hại bên ngoài còn có thể khiến cho da gặp nhiều các vấn đề khác như nám, tàn nhang, thâm sạm, lão hóa,…
Tìm hiểu thêm: U mỡ ở bụng là gì? Có nguy hiểm không?
Làm thế nào để dưỡng da mặt trắng sáng?
Để cải thiện tình trạng da mặt đen hơn da tay có rất nhiều cách khác nhau, quan trọng là bạn hãy kiên trì thực hiện một số cách như sau:
- Tẩy da chết: Da dễ thâm đen và xỉn màu có thể là do da không được làm sạch, tích tụ quá nhiều bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết. Do đó, bạn hãy chăm chỉ thực hiện tẩy da chết từ 2 đến 3 lần/tuần để loại bỏ được các tạp chất trên da, cải thiện được sắc tố da và hạn chế được tình trạng mụn trứng cá.
- Sử dụng sữa rửa mặt: Sử dụng sữa rửa mặt hàng ngày sẽ giúp làm sạch bề mặt da đồng thời nâng tone da hiệu quả. Để làn da khỏe mạnh và tươi sáng, hãy sử dụng sữa rửa mặt để rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
- Đắp mặt nạ: Đắp mặt nạ thường xuyên là bước dưỡng trắng kết hợp với tái tạo, bảo vệ và làm dịu da, ngăn ngừa kích ứng được rất nhiều các chị em ưa thích. Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ của những thương hiệu nổi tiếng hoặc tự làm mặt nạ bằng các thành phần từ thiên nhiên như mật ong, sữa chua, nghệ,… Kiên trì đắp mặt nạ từ 2 đến 3 lần/tuần và bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi của làn da.
>>>>>Xem thêm: 4 lợi ích của việc tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp
Trên đây là lý giải toàn bộ nguyên nhân tại sao da mặt đen hơn da tay. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và có thể gặp ở rất nhiều người. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng da mặt đen hơn da tay, hãy áp dụng một số cách chăm sóc da được đề cập đến trong bài viết giúp chăm sóc và cải thiện sắc tố da một cách an toàn và hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể