Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo

Nhau thai nằm ngang qua tử cung gọi là nhau tiền đạo. Lúc này, mẹ bầu cần nằm ở tư thế thích hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và thai nhi. Vậy tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo phù hợp nhất với mẹ bầu là gì?

Bạn đang đọc: Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo

Trong thai kỳ của phụ nữ có thể gặp một số vấn đề bất thường ở nhau thai. Một trong số đó là nhau thai nằm ở vị trí không phù hợp như nằm ngang qua tử cung của mẹ hay còn gọi là nhau tiền đạo. Đây không phải bệnh lý phổ biến nhưng là một tai biến sản khoa có thể gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi. Để hạn chế nguy hiểm, mẹ bầu cần chọn được tư thế nằm thích hợp trong thai kỳ. Bạn đã biết tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo an toàn nhất là gì chưa?

Nhau tiền đạo là gì?

Nhau thai là cầu nối dinh dưỡng giữa mẹ bầu và thai nhi. Nhau thai có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cũng như oxy cho bào thai để thai nhi phát triển trong tử cung của người mẹ cho đến khi ra đời. Thông thường, nhau thai sẽ bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung. Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám như trên mà nằm chặn ngay tử cung. Vị trí bất thường này có thể làm cản trở đường ra của em bé khi sinh theo ngả âm đạo.

Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo 1

Hình ảnh minh họa các loại nhau thai tiền đạo

Trong hầu hết các trường hợp, nhau thai tiền đạo đều có thể được phát hiện qua siêu âm ở thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ, sớm nhất là từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo từng vị trí bám của nhau thai, y học phân chia tình trạng nhau tiền đạo thành 4 loại:

  • Bờ bánh nhau bám vào dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong cổ tử cung: Nhau tiền đạo bám thấp.
  • Bờ bánh nhau bám vào dưới tử cung và đã đến bờ lỗ trong cổ tử cung: Nhau tiền đạo bám mép.
  • Bánh nhau bám vào vị trí có thể che kín 1 phần lỗ trong cổ tử cung: Nhau tiền đạo bán trung tâm.
  • Bánh nhau bám ở vị trí có thể che kín hoàn toàn trong cổ tử cung: Nhau tiền đạo trung tâm.

Nhau tiền đạo nguyên nhân do đâu?

Trước khi tìm hiểu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo an toàn nhất cho bà bầu, chúng ta cùng xem nguyên nhân dẫn đến nhau thai tiền đạo là gì nhé!

Theo các chuyên gia sản khoa, nhau thai có thể phát triển và bám vào bất kỳ vị trí nào mà phôi làm tổ trong tử cung. Nếu phôi làm tổ ở phần dưới tử cung, nhau thai cũng sẽ phát triển ở đó. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau thai tiền đạo. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhau thai tiền đạo ở thai phụ như:

  • Phụ nữ có tiền sử nạo phá thai hoặc sảy thai nhiều lần dễ bị nhau tiền đạo hơn những phụ nữ khác.
  • Phụ nữ đã từng trải qua nhiều lần sinh nở cũng tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo.
  • Phụ nữ bị viêm nhiễm tử cung trước khi mang thai cũng dễ làm tăng nguy cơ thai làm tổ ở phần dưới tử cung.
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những thai phụ lớn tuổi, thai phụ dùng nhiều chất kích thích cũng có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao hơn người không có thói quen này.
  • Đặc biệt, phụ nữ có hình dạng tử cung bất thường, đã từng có tiền sử nhau tiền đạo ở những lần mang thai trước cũng có thể bị nhau tiền đạo ở các lần mang thai tiếp theo.

Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo 2

Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhau tiền đạo

Biến chứng thường gặp khi bị nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo nguy hiểm thế nào? Nhiều thai phụ muốn biết tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo an toàn nhất là bởi nhau tiền đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhau thai tiền đạo có thể khiến thai phụ bị mất nhiều máu dẫn đến choáng, sốc và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
  • Tình trạng nhau tiền đạo cũng làm tăng nguy cơ thai phụ bị rối loạn đông máu hay nhiễm trùng.
  • Nhiều thai phụ đã phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không tách ra khỏi niêm mạc tử cung.
  • Tổn thương hệ tiết niệu cũng là biến chứng mà thai phụ bị nhau tiền đạo có thể gặp phải.
  • Với những thai phụ bị nhau tiền đạo, họ không thể sinh thường qua ngả âm đạo. Mổ lấy thai là lựa chọn duy nhất.

Đối với thai nhi cũng có nhiều nguy cơ như:

  • Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai cao hơn các trường hợp nhau thai bám đúng vị trí thông thường.
  • Nếu nhau thai bám tiền đạo, ngôi thai cũng sẽ bị bất thường như ngôi nằm ngang hay ngôi mông.
  • Nguy cơ sinh non cao hơn và thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong sơ sinh.

Tìm hiểu thêm: Tuyến ức là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh u tuyến ức

Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo 3
Mẹ bầu bị nhau tiền đạo chỉ có thể sinh mổ

Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo

Sản phụ bị nhau tiền đạo cần hạn chế đi lại, kiêng quan hệ tình dục, ưu tiên nằm nghỉ ngơi. Vì vậy, họ rất quan tâm và muốn biết tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo tốt nhất là gì?

Khi mang thai, kích thước tử cung sẽ phát triển dần cùng với sự phát triển của thai nhi và có thể gấp nhiều lần so với tử cung bình thường. Trục của tử cung có xu hướng lệch sang phía bên phải ổ bụng, nằm trước mạch máu lớn đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới. Nếu sản phụ nằm nghiêng bên phải sẽ khiến trục tử cung bị lệch nhiều hơn, tĩnh mạch chủ dưới càng bị chèn ép. Điều này khiến lượng máu nuôi thai nhi bị giảm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ nằm nghiêng phải sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn thai phụ nằm nghiêng trái.

Tư thế nằm nghiêng trái là tư thế tốt nhất với phụ nữ mang thai nói chung và thai phụ bị nhau tiền đạo nói riêng. Bà bầu nên nằm nghiêng trái, đầu gối gập nhẹ, kê cao chân khoảng 30 độ. Tư thế này sẽ giúp tử cung được đưa về tư thế trung lập, giảm sức ép lên các mạch máu đồng nghĩa với việc tăng tuần hoàn máu đến thai thi. Tư thế này cũng giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất, ngủ ngon hơn.

Nằm ngửa hay nằm sấp đều là tư thế cần tránh ở phụ nữ mang thai. Nằm ngửa khiến mạch máu lớn, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép. Lượng máu dẫn đến thai nhi giảm. Tư thế nằm ngửa cũng khiến thai phụ bị tụt huyết áp, ngủ ngáy, đau cột sống thắt lưng. Nằm úp là tư thế đặc biệt nên tránh vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Gợi ý mẹ bầu tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo 4

>>>>>Xem thêm: Phình động mạch lách: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo như thế nào tốt nhất bạn đã biết rồi chứ?

Hy vọng đến đây, bạn đã biết tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo tốt nhất là gì. Các tư thế ngủ tốt tốt cho bà bầu giúp ngủ ngon hơn, lưu thông máu tốt hơn. Trong trường hợp bà bầu bị nhau tiền đạo, tư thế ngủ phù hợp còn giúp giảm nguy cơ biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm:

  • Nhau bám thấp thường tới tuần bao nhiều thì hết?
  • Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *