Cơ thể con người có nhiều tuyến khác nhau, mỗi tuyến đảm nhận một nhiệm vụ riêng giúp cơ thể luôn hoạt động ổn định. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về tuyến ức, bệnh lý u tuyến ức cùng các triệu chứng, phương pháp điều trị cụ thể.
Bạn đang đọc: Tuyến ức là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh u tuyến ức
Trong cơ thể, tuyến ức có vai trò quan trọng giúp đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt. Một bệnh lý có thể xảy ra với cơ quan này là u tuyến ức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về nhiệm vụ của tuyến ức, những dấu hiệu xảy ra khi mắc bệnh u tuyến ức cùng cách điều trị bệnh cụ thể để phát hiện và thăm khám kịp thời.
Contents
Tìm hiểu về tuyến ức
Tuyến ức là tên gọi của cơ quan bạch huyết nguyên phát chuyên biệt thuộc hệ miễn dịch. Tuyến ức cùng với tế bào T trưởng thành có vai trò hết sức quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể thích nghi với những yếu tố ngoại quan.
Cấu tạo của tuyến ức gồm hai thùy giống nhau, vị trí nằm phía trước tim, trước trung thất và sau xương ức. Ở mỗi thùy của tuyến được chia thành một tủy trung tâm và vỏ não ngoại vi, bên ngoài bao quanh bởi một viên nang.
Tuyến ức cung cấp môi trường để tế bào T phát triển từ tế bào tiền thân. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tuyến này là cảm ứng dung nạp trung tâm. Trong giai đoạn sơ sinh và trước tuổi dậy thì, tuyến ức có kích thước lớn nhất, hoạt động nhiều nhất. Sau khi dậy thì, kích thước của tuyến này sẽ giảm lại, hoạt động cũng ít đi. Mô tuyến ức được thay thế dần bởi mô mỡ. Tuy vậy, việc tạo lympho T vẫn còn diễn ra suốt cuộc đời con người.
U tuyến ức và nguyên nhân gây bệnh
U tuyến ức là bệnh hiếm gặp nhưng lại có tác động hết sức nghiêm trọng. Loại ung thư này được chia thành hai nhóm chính là khối u tuyến ức ác tính và ung thư biểu mô tuyến ức. Cả hai bệnh này đều gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trong trường hợp nhận biết và có phác đồ điều trị hợp lý, người bệnh sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Tính đến nay vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy gây ra khối u ác tính. Tế bào ung thư sẽ nhân lên do yếu tố nào đó, phát triển dần và nhân lên không kiểm soát. Các tế bào ung thư tích tụ ở vị trí cụ thể được gọi là ác tính. Chúng sẽ lây lan, phát triển lấn sang các mô xung quanh và gây tổn thương. Bệnh nhân không được phát hiện và điều trị triệt để thì ung thư sẽ di căn sang các hệ cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê được, có 6 loại u tuyến ức bao gồm:
- Loại A: Hiếm gặp, thuộc loại lành tính, khối u có hình dạng bầu dục hoặc hình thoi.
- Loại AB: Thuộc loại lành tính, dạng hỗn hợp, bệnh nhân được tiên lượng sống trên 15 năm đạt tỷ lệ 90%.
- Loại B1: Bệnh lành tính, , gồm nhiều tế bào lympho. Tiên lượng cho bệnh nhân sống trên 20 năm là 90% chữa khỏi.
- Loại B2: Các tế bào lympho và biểu mô có nhiều trong khối u, nhân tế bào phát triển không bình thường. Tiên lượng bệnh nhân sống trên 20 năm là 60%.
- Loại B3: Gồm các u biểu mô, ức vảy, bệnh thuộc dạng ung thư tuyến ức biệt hóa hoặc bệnh không điển hình.
- Loại C: Thuộc loại u ác tính, gồm nhiều tế bào đột biến tụ lại khiến tuyến ức bị hỏng.
Trong đa số các bệnh nhân, loại AB và B2 là phổ biến nhất. Ngoài ra, loại C là trường hợp nghiêm trọng nhất trong 6 mức độ bệnh.
Triệu chứng khi mắc bệnh u tuyến ức
Vào giai đoạn đầu khi khối u bắt đầu hình thành, các triệu chứng sẽ không rõ ràng. Một số người bệnh còn không phát hiện dấu hiệu đến khi bệnh tiến triển nặng. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị u tuyến ức có thể kể đến là:
- Đau tức ngực, cơn đau chỉ thoáng qua nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì đau kéo dài, đau nhức, cơ thể khó chịu.
- Ho ra máu.
- Khàn giọng, khó nuốt khi ăn uống, hội chứng Horner, hội chứng tĩnh mạch chủ trên, rối tuyến ức, sốt.
Vào giai đoạn 1, khi khối u mới xuất hiện ở tuyến ức và chưa lây lan sang các bộ phận xung quanh thì bệnh chưa nguy hiểm. Tuy nhiên, khối u phát triển nghiêm trọng vào các giai đoạn sau thì người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng. Ở giai đoạn 2, khối u tăng về kích thước và xâm lấn vào vú, lan đến niêm mạc vú hoặc vùng mỡ quanh tuyến ức. Đến giai đoạn 3, tế bào ung thư xâm lấn đến các mô và cơ quan lân cận thuộc khoang ngực, dần đến túi quanh tim, phổi, mạch máu lớn. Các xét nghiệm cho thấy bằng chứng hạch bạch huyết di căn đến khu vực lân cận nhưng không có bằng chứng về ung thư ở xa.
Tìm hiểu thêm: Sữa công thức pha để được bao lâu?
Ở giai đoạn 4A, khối u tuyến giáp đã phát triển với kích thước lớn, xâm lấn toàn bộ phổi hoặc vùng xung quanh tim. Khi bước vào giai đoạn 4B, khối u đã lan ra tất cả các mô xung quanh, tế bào ung thư lan ra các bộ phận xa hơn trong cơ thể thông qua hạch bạch huyết hoặc dòng máu.
Phương pháp điều trị u tuyến ức
Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh, rút ngắn quá trình hồi phục sau khi điều trị. Có 3 phương pháp điều trị khối u tuyến ức ác tính tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển, mức độ đáp ứng thuốc cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các biện pháp điều trị bệnh có thể được kể đến là:
- Phẫu thuật: Chủ yếu tác động trực tiếp khối u với mục đích loại bỏ tế bào ung thư. Tuyến ức sẽ được loại bỏ hoàn toàn để cắt bỏ tế bào ung thư xâm lấn sang những mô xung quanh. Người bệnh cần được kết hợp phẫu thuật với xạ trị hoặc hóa trị để kết quả điều trị tốt nhất, ngăn ngừa tái phát.
- Xạ trị: Được chỉ định sau phẫu thuật nhằm loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại và di căn.
- Hóa trị: Thường không được khuyến khích vì sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Phương pháp này được chỉ định khi khối u phát triển quá lớn để giúp giảm thể tích khối u, ngăn khối u phát triển quá nhanh trước khi phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn có tốn kém không?
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể xoay quanh vấn đề về tuyến ức. So với những loại ung thư khác, u tuyến ức hiếm gặp hơn và có tỉ lệ sống sót cao nếu được phát hiện và điều trị sớm. Ngay khi có triệu chứng bất thường, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín nhanh chóng để được thăm khám nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể