Trầm cảm là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chỉ đứng sau tim mạch. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế những hậu quả khôn lường gây ra bởi căn bệnh trầm cảm. Bài viết sức khỏe bên dưới của Kenshin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh việc điều trị trầm cảm.
Bạn đang đọc: Những phương pháp điều trị trầm cảm và lưu ý về trầm cảm bạn cần biết
Mỗi khi nhắc đến trầm cảm, nhiều độc giả không khỏi lo lắng liệu rằng căn bệnh này có chữa được không và phương pháp điều trị trầm cảm như thế nào. Trước khi giải đáp các câu hỏi này, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài thông tin cơ bản xoay quanh bệnh trầm cảm bạn nhé.
Contents
Tổng quan về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một dạng bệnh lý thuộc về cảm xúc, được biểu hiện thông qua quá trình ức chế các hoạt động tâm thần với các dấu hiệu điển hình như khí sắc trầm buồn, không quan tâm những sự việc xảy ra xung quanh, suy giảm năng lượng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ít hoạt động hơn…
Theo thống kê, trầm cảm xảy ra phổ biến ở các đối tượng từ 20 – 30 tuổi và tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm phải kể đến như:
- Các đặc điểm về tính cách như lòng tự trọng quá cao hoặc quá thấp, người bi quan…
- Căng thẳng, stress trong cuộc sống;
- Gặp một cú sốc tâm lý;
- Trong gia đình có thành viên đã từng bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc tự tử…
- Người có tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương…
- Thường xuyên lạm dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích;
- Người mắc các căn bệnh mạn tính hoặc nghiêm trọng như ung thư, tim mạch, đột quỵ…
Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, việc phát hiện sớm cũng như điều trị trầm cảm kịp thời sẽ có ý nghĩa rất lớn giúp hạn chế những hậu quả mà căn bệnh này có thể gây nên.
Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Bệnh trầm cảm có chữa được không? Câu trả lời là có bạn nhé. Theo các chuyên gia, việc phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị trầm cảm sớm sẽ giúp người bệnh vượt qua được rối loạn này và nhanh chóng hồi phục, quay trở lại với cuộc sống thường ngày như trước.
Tuy có thể chữa được những căn bệnh này có thể tái phát. Chính vì vậy mà khi nhận thấy các triệu chứng xuất hiện trở lại, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.
Các phương pháp điều trị trầm cảm
Đối với căn bệnh trầm cảm, hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị. Song tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị trầm cảm được áp dụng rộng rãi hiện nay bao gồm:
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu được thực hiện bằng cách bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trò chuyện với người bệnh. Thông qua cuộc trò chuyện, các bác sĩ sẽ nắm được suy nghĩ của người bệnh và từ đó giúp người bệnh hiểu thêm về sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh cá nhân, khơi thông cảm xúc đồng thời tăng khả năng ứng phó với các vấn đề gây căng thẳng.
Trên thực tế, có rất nhiều loại tâm lý trị liệu, song liệu pháp hành vi nhận thức CBT là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Với phương pháp điều trị trầm cảm này, quá trình trị liệu có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm tùy theo đáp ứng của người bệnh.
Trị liệu giữa các cá nhân (IPT)
Đây là phương pháp được áp dụng trong điều trị rối loạn tâm trạng nhằm xoa dịu và làm giảm nỗi đau mà người bệnh đang phải chịu đựng từ đó cải thiện mối quan hệ cũng như tương tác xã hội của người bệnh.
Phương pháp IPT được chứng minh là có hiệu quả rất tốt trong điều trị cấp tính bệnh trầm cảm nặng ở người già và đối tượng trong độ tuổi vị thành niên. Việc điều trị bằng IPT sẽ kéo dài trong khoảng từ 12 – 26 tuần và mỗi tuần 1 lần.
Ngoài ra, phương pháp trị liệu giữa các cá nhân còn được áp dụng trong điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có khả năng giúp thay đổi các chất hóa học trong não – yếu tố dẫn đến bệnh trầm cảm. Tuy trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc, song tình trạng này sẽ được cải thiện dần theo thời gian.
Một số loại thuốc chống trầm cảm được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI): Celexa, Prozac, Lexapro, Viibryd…
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs): Tofranil, Pamelor, Surmontil, Vivactil…
- Thuốc chống trầm cảm không điển hình: Trintellix, Aplenzin, Wellbutrin XL…
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Parnate, Marplan hay Nardil…
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa và phương pháp phòng ngừa
Liệu pháp kích thích não bộ
Liệu pháp kích thích não bộ bao gồm liệu pháp sốc điện, kích thích từ trường xuyên sọ và dây thần kinh phế quản. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau, có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh và thay đổi chức năng điện thần kinh ở vùng não tương ứng thông qua sóng điện tử đi xuyên qua xương sọ, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Xoa bóp
Với bệnh trầm cảm, xoa bóp không giúp điều trị khỏi bệnh nhưng lại có tác dụng cải thiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh như đau lưng, đau cơ xương khớp, uể oải, mệt mỏi và khó ngủ… Khi được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu, xoa bóp có thể giúp người bệnh thư giãn ngay lập tức.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh trầm cảm
Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, để cải thiện nhanh chóng cũng như đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần nắm được một số lưu ý sau:
- Tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý đưa ra, tuyệt đối không bỏ dở việc điều trị giữa chừng.
- Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh trầm cảm.
- Không bỏ qua bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
- Nói không với bia rượu và các chất kích thích bởi việc lạm dụng các loại đồ uống này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh từ đó gây khó khăn trong việc điều trị.
- Chăm sóc bản thân: Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, thể thao…
- Cố gắng giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
- Duy trì điều trị lâu dài và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Đo gắng sức tim mạch hô hấp là gì? Chỉ định và chống chỉ định như thế nào?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh trầm cảm và điều trị trầm cảm. Có thể thấy rằng, trầm cảm là căn bệnh nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Chính vì thế, bản thân mỗi người nên chủ động tìm hiểu về bệnh, phát hiện dấu hiệu của bệnh và đi khám sớm để tránh những vấn đề sức khỏe khôn lường.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể