Bí kíp đối phó cảm cúm mùa hè hiệu quả

Cảm cúm là tình trạng thường xảy ra vào mùa lạnh, thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc cảm cùm mùa hè. Vậy cần làm gì nếu không may mắc phải cảm cúm vào những ngày hè nắng nóng?

Bạn đang đọc: Bí kíp đối phó cảm cúm mùa hè hiệu quả

Cảm cúm là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Tình trạng này không chỉ xảy ra vào mùa lạnh mà còn khá phổ biến vào mùa hè nóng bức. Vậy tại sao mùa hè vẫn có thể bị cảm cúm?

Vì sao vẫn bị cảm cúm vào mùa hè?

Mặc dù thời tiết nắng nóng, oi bức nhưng bạn vẫn có thể bị cảm cúm vào mùa hè thường là do các nguyên nhân sau:

  • Do thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chưa thích nghi kịp. Từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus cúm gây bệnh xâm nhập.
  • Các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già hay những người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mùa hè nắng nóng nên bạn thường ngồi điều hòa hay quạt công suất lớn, sự thay đổi môi trường nóng lạnh liên tục khi bạn ra vào phòng điều hòa cũng dễ gây cảm cúm.

Thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chưa thích nghi kịp, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus cúm gây bệnh xâm nhập Thay đổi thời tiết đột ngột tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus cúm gây bệnh xâm nhập

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm

Bệnh nhân mắc cảm cúm thường khó chịu ở họng. Đầu tiên là cảm giác vướng họng, rát họng, khô họng và sau đó là đau họng. Các dấu hiệu này thường sẽ tự hết sau khoảng vài ngày. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng bội nhiễm vi trùng thì triệu chứng đau họng ngày càng tăng, khi nuốt thức ăn cơn đau nhói lan lên tận tai.

Dấu hiệu thứ hai là chảy nước mũi. Trước tiên, bệnh nhân bị chảy mũi dịch loãng, màu trắng trong và chảy đầy phía trước mũi. Dần dần, dịch mũi trở nên trắng đục và đặc hơn, lúc này phải xì mũi mới ra được. Đa số các trường hợp cảm cúm thường chảy dịch mũi ra phía trước. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp chảy ngược ra sau họng gây ra một số triệu chứng khác về họng. Nếu xuất hiện bội nhiễm vi trùng, dịch mũi sẽ có màu xanh đặc hoặc vàng đặc, kèm theo đó là tình trạng nghẹt mũi không liên tục.

Ngoài hai triệu chứng điển hình trên thì khi bị cảm cúm bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như:

  • Thân nhiệt không ổn định, lúc nóng, lúc lạnh.
  • Có cảm giác ớn lạnh, rét run.
  • Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
  • Hắt hơi liên tục, xổ mũi, khàn tiếng, ho.

Cảm cúm mùa hè nguy hiểm như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Thai lưu 9 tuần là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa thai chết lưu

Cảm cúm không được điều trị hoặc tiến hành điều trị muộn cũng chính là khởi nguồn cho các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,... Cảm cúm không được điều trị là khởi nguồn cho các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,…

Các dấu hiệu của cảm cúm như ho, hắt hơi, chảy nước mũi,… thường dễ nhầm với tình trạng khi bị lạnh do ngồi điều hòa quá lâu nên nhiều người thường chủ quan và không điều trị. Điều này làm cho bệnh cảm cúm chuyển biến nặng. Từ đó gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt, các biến chứng này sẽ rất nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,… Không những thế, cảm cúm không được điều trị hoặc tiến hành điều trị muộn cũng chính là khởi nguồn cho các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu,…

Làm sao để đối phó với cảm cúm mùa hè?

Người bị mắc bệnh cảm cúm thường chỉ cần chăm sóc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, sau khoảng 3-5 ngày các triệu chứng sẽ dần dần thuyên giảm và khỏi hẳn. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện những nguyên tắc sau:

  • Cần cách ly hoặc giữ khoảng cách với người khỏe mạnh, nhất là đối với những người có sức đề kháng yếu dễ bị lây nhiễm cúm như trẻ em, người già,…
  • Khi phải ra khỏi nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và che mũi, miệng khi ho hay hắt hơi. Đồng thời luôn mang theo khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây virus cúm cho người khác.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn ở không gian thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá thấp hay quá cao. Bệnh nhân cảm cúm không nên nằm phòng điều hòa vì sẽ làm cho các triệu chứng cảm cúm không những không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.
  • Uống thuốc hạ nhiệt và uống vitamin C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn thực phẩm nóng, lỏng, dễ tiêu và phải uống nhiều nước.
  • Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi chuyên dụng.

Nếu sau 7 ngày điều trị tại nhà mà bệnh không thuyên giảm hoặc tái sốt thì người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể đã bị bội nhiễm vi trùng và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Sản phẩm xịt kháng virus Viraleze có khả năng bất hoạt các virus đường hô hấp trong đó có cả virus cúm

>>>>>Xem thêm: Dùng xịt khoáng trước hay sau serum mới đúng quy trình?

Sản phẩm xịt kháng virus Viraleze có khả năng bất hoạt các virus cúm

Bị cúm nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và cả cơ thể nói chung, bạn phải ngăn ngừa được sự xâm nhập của virus gây cúm. Để làm được điều này, bạn cần sự giúp sức của chai xịt kháng virus Viraleze. Sản phẩm này có khả năng bất hoạt các virus đường hô hấp trong đó có cả virus cúm. Không những vậy, nó còn giúp dưỡng ẩm nhằm bảo vệ mô mũi không bị khô và tổn thương. Sản phẩm xịt mũi kháng virus xuất xứ từ Úc đã được phân phối ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm nhằm phòng ngừa và điều trị cảm cúm bạn có thể đến hệ thống Kenshin trên cả nước để tìm mua chai xịt kháng virus Viraleze.

Cảm cúm là bệnh lý do virus gây ra, nên khi bạn dùng thuốc xịt mũi kháng virus Viraleze không chỉ giúp bất hoạt virus gây bệnh mà còn nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên về cảm cúm mùa hè hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *