Polyp loạn sản đại tràng là một trong những căn bệnh gây ra mối lo ngại lớn đối với người bệnh. Hiểu về polyp loạn sản từ khả năng polyp phát triển thành ung thư cùng hướng xử lý đúng cách là thông tin quan trọng được đề cập đến ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Polyp loạn sản đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị
Polyp loạn sản đại tràng là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Những polyp này ở mức độ loạn sản sẽ chuyển biến ác tính gây ung thư. Vì vậy polyp loạn sản đại tràng là một tình trạng nghiêm trọng cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Contents
Polyp loạn sản đại tràng là gì?
Polyp đại tràng là các khối u trong lòng đại tràng, được hình thành do sự tăng sinh quá mức các tế bào niêm mạc đại trực tràng. Polyp là từ dùng chung cho các khối u lồi lên nằm trên bề bề mặt trực tràng, có nhiều khối u nhô lên nhìn bề ngoài giống polyp nhưng không phải polyp như u cơ, u mỡ,…
Các polyp đại tràng thường lành tính nhưng vẫn có các trường hợp ác tính gây nên tình trạng polyp loạn sản đại tràng chuyển biến thành ung thư. Vì vậy cần được theo dõi và điều trị nếu có polyp đại tràng.
Nguyên nhân gây polyp loạn sản đại tràng
Nguyên nhân gây nên polyp vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng sự phân chia và phát triển tế bào hơn mức bình thường được xem là nguyên nhân chính. Các yếu tố dẫn đến sự tăng sinh tế bào hình thành polyp đại tràng:
- Tuổi tác: Người cao tuổi hơn thường có rủi ro cao về việc phát triển polyp đại tràng. Những người bị polyp đại tràng thường từ 50 tuổi trở lên.
- Yếu tố gen: Nếu có người trong gia đình đã từng mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng, thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này, trong gia đình càng có nhiều người mắc bệnh thì nguy cơ mắc càng cao.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật, có thể tăng nguy cơ phát triển polyp đại tràng. Thói quen ăn uống và lối sống thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống và thiếu hoạt động thể chất có thể tăng rủi ro.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia: Trên thực tế cho thấy những người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc có nguy cơ cao mắc polyp đại tràng.
- Tiền sử bệnh nền: Các bệnh như viêm đại tràng, bệnh Crohn… Có thể tăng nguy cơ xuất hiện polyp.
Dấu hiệu của polyp đại tràng
Hầu hết người bị polyp loạn sản đại tràng thường phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Căn bệnh này sẽ tình cờ phát hiện khi thực hiện nội soi đại tràng và thăm khám sức khỏe. Không ít người lại nhầm lẫn các triệu chứng của polyp đại tràng qua các vấn đề tiêu hóa khác.
Do đó để hạn chế bệnh chuyển biến nghiêm trọng bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu gặp phải các tình trạng bệnh:
- Chảy máu trực tràng: Là một trong các dấu hiệu của bệnh polyp đại tràng. Ngoài ra chảy máu trực tràng còn có thể là biểu hiện của các bệnh khác: Bệnh trĩ, tình trạng rách hậu môn.
- Phân có màu bất thường: Phân của người mắc polyp đại tràng có thể có màu đen hoặc xuất hiện các tơ máu – đây là dấu hiệu của tình trạng chảy máu trong đại tràng. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc của phân cũng có thể do sử dụng một số loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Việc bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể là biểu hiện đang có u polyp, nặng hơn là ung thư đại tràng.
- Đau bụng: Người bị polyp đại tràng thường xuyên thấy đau quặn do các polyp gây tắc nghẽn một phần ruột.
- Thiếu máu: Các polyp có thể gây ra tình trạng chảy máu âm thầm trong thời gian dài gây suy giảm lượng sắt cần thiết cho cơ thể; kéo theo đó là việc giảm các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Điều này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Nên tiêm vắc xin gì khi chuẩn bị làm IVF?
Điều trị polyp loạn sản đại tràng
Các trường hợp mắc polyp thường là lành tính, nhưng theo thời gian polyp có thể diễn ra quá trình ung thư hóa. Khi polyp bắt đầu loạn sản phát triển tăng sinh về số lượng lẫn kích thước hoặc có yếu tố biến đổi tế bào sẽ có nguy cơ cao biến đổi ác tính dẫn đến ung thư. Vì vậy việc điều trị polyp sớm rất quan trọng, tùy vào loại polyp đại tràng được phát hiện mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong số các biện pháp điều trị dưới đây:
- Cắt polyp trong lúc nội soi: Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng kẹp hoặc thòng lọng để cắt polyp nếu kích thước của polyp không quá to.
- Kích thước polyp quá lớn không thể cắt trong lúc nội soi thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc bên dưới để nâng và cô lập khối polyp khỏi các mô xung quanh sau đó cắt polyp.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Đối với những trường hợp polyp đại tràng quá lớn, không thể loại bỏ an toàn trong lúc nội soi sẽ cần tới phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Lúc này người bệnh sẽ được đưa vào ổ bụng một dụng cụ gọi là phẫu thuật nội soi để loại bỏ phần ruột có polyp.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc xà phòng: Dấu hiệu và biện pháp khắc phục kịp thời
Sau khi được cắt bỏ, các polyp đại tràng sẽ được gửi đi kiểm tra và làm các xét nghiệm mô học. Từ đó phân tích, đánh giá mức độ nghịch sản của polyp và bờ cắt có còn tế bào u hay không. Polyp loạn sản đại tràng là vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ cao chuyển sang ung thư đại tràng. Nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện ra bệnh sớm, điều trị thời để không dẫn tới ung thư.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể