Mụn đinh râu là một loại mụn thường khiến người mắc phải có cảm giác đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ. Bất kỳ ai đều có khả năng gặp phải loại mụn này nên mọi người cần phải lưu ý. Vậy liệu mụn đinh râu có gây nguy hiểm hay không?
Bạn đang đọc: Mụn đinh râu có gây nguy hiểm hay không?
Mụn đinh râu và mụn trứng cá hoàn toàn khác nhau nhưng thực tế rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại mụn này. Vì vậy, cần xác định chính xác để có biện pháp điều trị và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Contents
Mụn đinh râu là gì?
Các mụn đinh râu thường xuất hiện quanh mũi, bên trong mũi, ở môi trên, hai bên mép hoặc trên cằm. Khi nổi mụn người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng mụn và vùng da xung quanh mụn, cơn đau sẽ càng dữ dội hơn khi cử động cơ mặt.
Ban đầu mụn sẽ sưng tấy đỏ và có mủ, tương tự như mụn trứng cá nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại mụn này. Tuy nhiên, mụn đinh râu thường có kích thước lớn hơn mụn trứng cá. Giai đoạn phát triển chính của mụn thường xảy ra trong khoảng từ 8 đến 10 ngày, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Khi mụn sắp mọc, vùng da ở đó không bị tổn thương nhưng lại gây cảm giác đau nhức. Khi mụn sưng lên bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và vùng da bị mụn sẽ đỏ và sưng tấy.
- Giai đoạn 2: Trong quá trình quan sát có thể thấy rõ sự xuất hiện của mủ và ngòi trắng. Sau vài ngày, nhân mụn dần cứng lại và tạo thành một ngòi đen có mủ bên trong.
- Giai đoạn 3: Bước vào giai đoạn này mụn đã già và bắt đầu thoát ngòi, mụn trở nên khô và đầu mụn cứng hơn. Đây là thời điểm tốt nhất để nặn và loại bỏ mụn.
Nguyên nhân gây nên mụn đinh râu
Loại mụn này có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong khi đó thì mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Nếu da bị tổn thương, nhiễm trùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mụn đinh râu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Nặn mụn mủ hoặc mụn trứng cá sai cách.
- Thói quen nhổ râu, cạo râu dẫn đến trầy xước da mặt.
- Trong một số trường hợp thực hiện xăm môi không kiêng cữ và chăm sóc đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn.
- Không làm sạch da mặt đúng cách hoặc không vệ sinh da mặt thường xuyên.
- Da mặt bị trầy xước hoặc tổn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng, dẫn đến nổi mụn.
Ngoài các yếu tố trên, một yếu tố khác cũng có thể gây ra loại mụn này là sự thay đổi nội tiết tố hoặc do cơ địa của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bột diếp cá có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?
Mụn đinh râu có nguy hiểm hay không?
Nhìn bề ngoài, mụn đinh râu không khác nhiều so với mụn trứng cá hay mụn mủ nhưng thực chất lại nghiêm trọng hơn nhiều. Mụn thường mọc quanh miệng, hai bên mép, trên cằm, xung quanh và trong mũi, nhưng quan trọng là loại mụn này có thể phát triển sâu vào các lớp da. Trường hợp nặng có thể gây ra áp xe, thậm chí là bệnh hậu bối.
Đồng thời vùng da quanh miệng, mũi là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm dây thần kinh gây co cơ mặt, viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, việc nặn mụn quá sớm có thể khiến nhiễm trùng lây lan mụn đinh râu tới các vùng da khác. Trong nhiều trường hợp nó có thể gây sốt cao. Vì vậy, nếu nghi ngờ bị mụn đinh râu thì chúng tôi khuyên bạn không nên tự điều trị mụn tại nhà mà hãy tìm đến sự điều trị của bác sĩ tại cơ sở y tế gần nhất.
Điều trị mụn đinh râu như thế nào?
Khi phát hiện mụn đinh râu trên mặt bạn đừng nóng vội nặn mụn ngay lập tức. Sự vội vàng này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tụy có di truyền không? Những điều bạn cần biết
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của mụn mà có phương pháp điều trị thích hợp.
- Giai đoạn 1: Mụn bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn này cần lưu ý giữ da mặt sạch sẽ và hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nhiều người sử dụng kem che khuyết điểm để che mụn nhưng điều này có thể khiến mụn bị tắc và tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
- Giai đoạn 2: Không dùng tay kiểm tra mụn mà có thể dùng cồn có nồng độ 1% đến 3% để làm sạch vùng da bị mụn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem trị mụn nào.
- Giai đoạn 3: Nếu mụn không quá to thì bạn có thể để mụn tự vỡ. Ngược lại, nếu mụn to và viêm nặng thì không nên tự nặn mụn mà nên đến cơ sở chuyên khoa để được chuyên gia điều trị. Nếu xử lý không đúng cách có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo trên da.
Ngoài ra, khi bị mụn râu, bạn cũng nên chú ý những điều sau:
- Hạn chế ăn đồ béo, nhiều gia vị.
- Hạn chế uống sữa và chế phẩm từ sữa động vật.
- Tránh sờ vào mụn và không chườm nóng, chườm đá lên mụn.
- Không sử dụng mỹ phẩm trong quá trình bị mụn.
- Chú ý làm sạch da mặt, đặc biệt là vùng da bị mụn.
- Không sử dụng một số phương pháp dân gian để trị mụn, đặc biệt là phương pháp đắp tỏi tươi lên mụn hoặc đắp lá không rõ tác dụng vì những phương pháp này sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề mụn đinh râu có gây nguy hiểm hay không. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn này và lời khuyên cho bạn là hãy xử lý loại mụn này đúng cách để tránh những hậu quả khó lường.
Xem thêm:
- Nặn mụn đinh râu có bị méo mồm hay không?
- Mụn đinh râu sử dụng những loại kháng sinh nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể