Chất béo là một trong 4 nhóm chất chính cần thiết với cơ thể. Chúng ta có thể cung cấp chất béo cho cơ thể bằng nhiều cách khác nhau, trong đó nguồn chủ yếu đến từ dầu ăn và mỡ lợn. Vấn đề khiến nhiều người đang băn khoăn là nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn tốt cho sức khỏe?
Bạn đang đọc: Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn?
Dầu ăn hay mỡ lợn đều là những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Đây là nguồn bổ sung chất béo quan trọng của cơ thể và cũng là thành phần giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn. Xung quanh việc sử dụng dầu ăn và mỡ lợn vẫn còn nhiều tranh cãi về ưu điểm, hạn chế của mỗi loại. Vậy theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn tốt cho sức khỏe?
Contents
Dầu ăn và mỡ lợn khác nhau như thế nào?
Mỡ lợn được làm từ phần thịt mỡ của lợn. Thịt mỡ được mang nấu lên ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành mỡ lợn. Dầu ăn được chiết xuất từ nhiều loại thực vật khác nhau, chủ yếu là từ các loại hạt có hàm lượng chất béo cao như: Hạt mè, hạt đậu phộng, hạt hướng dương, hạt đậu nành, hạt gạo…
Dầu ăn và mỡ lợn giống nhau ở chỗ chúng đều được chúng trong chế biến các món rán, chiên, xào hay dùng để ướp, trộn các món ăn. Thành phần chính của dầu ăn và mỡ lợn là các acid béo. Đặc tính vật lý của cả dầu ăn và mỡ lợn đều là không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Ngoài ra, hai nguyên liệu này còn có đặc điểm chung khác là đều cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo ước tính, 1g dầu ăn hoặc mỡ lợn có thể cung cấp đến 9 calo.
Ngoài những điểm giống nhau kể trên, dầu ăn và mỡ lợn cũng có những điểm khác biệt đáng kể mà chúng ta nên biết trước khi tìm hiểu nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn.
Tiêu chí so sánh |
Dầu ăn |
Mỡ lợn |
Về nguồn gốc |
Dầu ăn chiết xuất từ thực vật bao gồm các loại quả và các loại hạt nên còn được gọi là chất béo thực vật. |
Mỡ lợn có nguồn gốc từ thịt mỡ của lợn. |
Về thành phần |
Dầu ăn chứa nhiều chất béo chưa bão hòa, vitamin E, vitamin K. Hầu hết các loại dầu ăn không chứa cholesterol xấu (trừ dầu cọ, dầu dừa). |
Mỡ lợn chứa khá nhiều chất béo bão hòa, vitamin A, vitamin D. Mỡ lợn có thể tái tạo cholesterol trong máu. |
Về trạng thái vật lý |
Dầu ăn tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện nhiệt độ môi trường. |
Mỡ lợn tồn tại ở thể đông đặc trong điều kiện nhiệt độ thường. Trừ những ngày thời tiết quá nắng nóng, mỡ lợn sẽ hơi chảy nhưng không ở dạng lỏng hoàn toàn như dầu ăn. |
Khả năng hấp thụ |
Dầu ăn dễ hấp thụ hơn do dễ bị oxy hóa ở đường ruột. |
Mỡ động vật khó hấp thụ hơn. |
Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn tốt cho sức khỏe?
Quay lại chủ đề chính của bài viết: Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn? Cả hai nguyên liệu này đều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chỉ sử dụng dầu ăn mà nói không với mỡ lợn hoặc ngược lại rất dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên sử dụng cả 2 nguyên liệu này. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ sử dụng dầu ăn và mỡ lợn cho từng độ tuổi như sau:
- Trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có thể sử dụng dầu ăn và mỡ lợn theo tỷ lệ 50:50 hoặc 60 dầu ăn: 40 mỡ lợn.
- Những người thừa cân, béo phì, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol trong máu cao được khuyên chỉ nên dùng dầu thực vật.
- Những người đang mắc các bệnh tim mạch cũng chỉ nên dùng dầu thực vật trong chế độ ăn của mình.
Lâu nay, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng ăn mỡ lợn dễ gây béo hơn ăn dầu thực vật. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Cả dầu ăn và mỡ lợn đều cung cấp một lượng calo như nhau nên đều có nguy cơ gây tăng cân như nhau.
Tìm hiểu thêm: Bé gái bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt?
Tại sao nên sử dụng cân bằng cả dầu ăn và mỡ lợn?
Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn đến đây bạn đã biết. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc tại sao lại nên dùng cân bằng cả 2 nguyên liệu này nếu sức khỏe bình thường? Theo các chuyên gia:
- Mỡ lợn có chứa các thành phần cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Các chất này lại không được tìm thấy trong dầu thực vật.
- Mỡ lợn cũng chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.
- Dầu ăn có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu nhưng cũng làm giảm cả lượng cholesterol tốt trong máu.
- Dầu ăn chứa tỷ lệ các acid béo omega-3, omega-6 không cân đối nên làm tăng nguy cơ gây phản ứng viêm trong cơ thể.
- Dầu ăn dễ bị oxy hóa nên dễ bị thay đổi bản chất và có thể tạo thành các chất không có lợi cho sức khỏe. Dùng dầu ăn để chiên rán sẽ không tốt bằng dùng mỡ lợn.
Vì những lý do trên, chúng ta nên sử dụng kết hợp hài hòa cả dầu ăn và mỡ lợn trong điều kiện sức khỏe bình thường, không mắc các vấn đề về huyết áp hay tim mạch.
>>>>>Xem thêm: 40 tuổi có nên sinh con không? Nguy cơ và lợi ích
Lưu ý khi dùng dầu ăn và mỡ lợn
Để dầu ăn và mỡ lợn phát huy hết tác dụng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chúng ta cần lưu ý:
- Cần tìm hiểu nhiệt độ nấu ăn phù hợp của từng loại dầu vì đây chính là giới hạn an toàn cho sức khỏe. Nhiệt độ sôi của dầu đậu phộng khoảng 230 độ C, dầu mè khoảng 177 độ C, dầu đậu nành khoảng 240 độ C, mỡ lợn khoảng 130 – 200 độ C.
- Khi dùng dầu mỡ, nhiệt độ tốt nhất khi xào là 120 độ C, khi chiên là 160 – 180 độ C, khi nướng là 180 độ C. Nếu dùng ở mức nhiệt cao hơn, dầu mỡ sẽ sản sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
- Ngay cả khi dùng dầu ăn, mỡ lợn với nhiệt độ vừa phải nhưng nấu trong thời gian quá lâu cũng có thể tạo thành độc tố, nhất là với thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
- Không nên tái sử dụng lại dầu ăn và mỡ lợn quá 2 lần vì khi đó lượng chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe có thể tăng lên 2 – 6 lần. Việc này cũng làm phân hủy chất béo trung tính, làm giải phóng chất gây ung thư là acrolein.
Với những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn. Dầu ăn và mỡ lợn khi được dùng đủ lượng, đúng cách đều mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe con người. Hãy chọn loại dầu ăn lành mạnh và mỡ lợn sạch trong các bữa cơm gia đình bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể