Đau cơ xơ hóa là tình trạng phổ biến. Theo các cuộc khảo sát diện rộng cho thấy có khoảng 2% dân số bị đau cơ xơ hóa. Tỷ lệ nữ giới bị đau cơ xơ hóa thường cao hơn nam giới và có nhiều triệu chứng để nhận biết bệnh.
Bạn đang đọc: Đau cơ xơ hóa: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Đau cơ xơ hóa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi sinh hoạt hoặc làm việc. Để nhận biết bệnh đau cơ xơ hóa người bệnh có thể dựa trên một số biểu hiện phổ biến.
Contents
Thế nào là đau cơ xơ hóa?
Trước khi đi sâu tìm hiểu cách nhận biết bệnh đau cơ xơ hóa, bạn cũng cần nắm rõ đau cơ xơ hóa là như thế nào. Đau cơ xơ hóa là các cơn đau mãn tính, kéo dài và phổ biến nhất ở người trong độ tuổi trung niên. Tình trạng đau cơ xơ hóa đến nay chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng có một số biện pháp giảm triệu chứng bằng thuốc hoặc thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày.
Bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe có liên quan khác như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi kéo dài, tâm trạng thay đổi thất thường. Triệu chứng đau cơ xơ hóa ở mỗi người có thể khác nhau, cần có phương án chẩn đoán và điều trị thích hợp bởi các dấu hiệu của đau cơ xơ hóa là triệu chứng phổ biến, có thể biểu hiện nhiều bệnh lý khác.
Nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa
Tìm hiểu nguyên nhân đau cơ xơ hóa sẽ giúp bệnh nhân điều trị có hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát sau này. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau cơ xơ hóa chưa được xác định, tuy nhiên có thể bao gồm các nhóm nguyên nhân như sau:
Di truyền: Đột biến bất thường do di truyền cũng là một tác nhân dẫn đến đau cơ xơ hóa. Nếu bố mẹ hoặc người thân bị đau cơ xơ hóa, bạn cũng có nguy cơ bị đau cơ xơ hóa cao hơn người bình thường.
Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tổn thương não bộ hoặc các bộ phận của não bộ, từ đó gián tiếp hình thành các cơn đau mãn tính hoặc làm các triệu chứng đau nghiêm trọng hơn.
Chấn thương tinh thần: Đau cơ xơ hóa là do các rối loạn thần kinh gây nên, chính vì vậy, chấn thương tinh thần cũng nằm trong số các tác nhân gián tiếp dẫn đến các cơn đau cơ xơ hóa. Stress, căng thẳng kéo dài, áp lực công việc, đổ vỡ mối quan hệ, hậu sinh con, phẫu thuật,… đều có thể làm tinh thần tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến tín hiệu của não bộ. Đối với bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa, tín hiệu não bộ trở nên nhạy cảm, triệu chứng đau cũng nhiều và nặng hơn.
Cách nhận biết bệnh đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa phải làm sao? Để tiến hành điều trị bệnh đau cơ xơ hóa hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải phát hiện bệnh sớm thông qua một số triệu chứng phổ biến.
Thực tế, việc nhận biết và phân biệt dấu hiệu đau cơ xơ hóa với các tình trạng mệt mỏi, đau cơ thông thường không hề đơn giản. Bệnh đau cơ xơ hóa là căn bệnh có các biểu hiện không rõ ràng và cụ thể, đa số bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa đều bị đau, căng cơ và mệt mỏi, rất khó tách biệt với các tình trạng mệt mỏi, đau cơ khác.
Tìm hiểu thêm: Ti thể là gì? Những bệnh lý nào liên quan đến ti thể?
Bệnh đau cơ xơ hóa có thể chẩn đoán để xác định chính xác người nghi ngờ có bị mắc bệnh đau cơ xơ hóa hay không. Tuy rằng cơn đau do bệnh đau cơ xơ hóa gây nên không gây tử vong nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống, thậm chí kéo dài cả cuộc đời của người bệnh. Khi xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, có thể bạn đang bị đau cơ xơ hóa và cần thăm khám:
Điểm kích hoạt cơn đau: Các điểm kích hoạt cơn đau do đau cơ xơ hóa trên cơ thể là dấu hiệu để nhận biết bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể ấn vào các vị trí trên cơ thể và cảm nhận thấy cơn đau nhức khó chịu. Điểm kích hoặt của cơn đau có thể là phía sau đầu, khuỷu tay, vai, đầu gối hoặc phần hông.
Đau nhức: Triệu chứng xuất hiện trên hơn 90% bệnh nhân đau cơ xơ hóa là các cơn đau đớn khó chịu. Cơn đau này xuất hiện liên tục và đa phần là các cơn đau cơ bắp trong khi không có vết thương hoặc dấu hiệu bị tổn thương cơ. Người bị đau cơ xơ hóa có cơ địa nhạy cảm hơn nên dễ đau và mức độ đau nặng hơn người thường, dẫn đến nguy cơ mất ngủ, stress, lo lắng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Mất ngủ: Khi cơn đau tiến triển nặng hơn có thể làm bệnh nhân đau cơ xơ hóa mệt mỏi, từ đó tăng cảm giác mất ngủ, trằn trọc lâu, khó ngủ được hoặc rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng ngủ không yên.
Chân không yên: Theo kết quả khảo sát, rất nhiều người bị đau cơ xơ hóa xuất hiện tình trạng chân không yên, luôn có cảm giác có côn trùng bò ở chân vào ban đêm, khó chịu khi di chuyển hoặc khiến bệnh nhân không thể ngủ sâu hoặc nghỉ ngơi tốt nhất.
Nhức đầu: Đây cũng là một biểu hiện khá phổ biến ở người bị đau cơ xơ hóa, trong đó thường gặp nhất là đau nửa đầu. Triệu chứng này dẫn đến cảm giác nôn nao, đầu đau nhói hoặc đau bụng. Một số trường hợp có thể nhạy cảm với ánh sáng, cơn đau đầu rất khó chịu.
Đau hàm: Một số người bệnh đau cơ xơ hóa có thể gặp hội chứng khớp thái dương hàm khiến vùng xương hàm bị đau nhức. Tình trạng này khi kéo dài có thể làm xương hàm phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động.
>>>>>Xem thêm: Acesulfame Potassium là chất gì? Có hại cho sức khỏe không?
Hội chứng não sương mù: Có khoảng hơn 30% người bệnh đau cơ xơ hóa gặp phải hội chứng não sương mù gây lú lẫn, mất tập trung, hay quên,…
Đau bụng: Người bị bệnh đau cơ xơ hóa có khả năng gặp hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng nhiều đến ruột già, điển hình như các cơn đau đớn, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Tình trạng này gây rất nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
Nhạy cảm: Khi mắc bệnh đau cơ xơ hóa bệnh nhân trở nên rất nhạy cảm, trong đó bao gồm nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, sự ồn ào và các cơn đau trên cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về bệnh đau cơ xơ hóa mà Kenshin muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu nghi ngờ hoặc xuất hiện triệu chứng đau cơ xơ hóa bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện uy tín để có phương án xử lý, khắc phục biểu hiện cụ thể với từng bệnh nhân.
Xem thêm:
Hội chứng đau xơ cơ: Bản chất, nguyên nhân và biểu hiện
Nguyên nhân và các phương pháp chữa trị bệnh xơ hóa cơ Delta
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể