7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện

Đột quỵ là một nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hoặc bại liệt ở người lớn tuổi. Tuy nhiên dạo gần đây, nhiều người trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ cao mắc đột quỵ. Vậy nên trạng bị cho mình những phương pháp chống đột quỵ ngay từ sớm là điều rất cần thiết.

Bạn đang đọc: 7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện

Tuổi tác càng cao khiến chúng ta càng dễ bị đột quỵ hơn, nguy cơ cao hơn khi bước sang lứa tuổi trung niên. Vậy nên mỗi người cần biết đến các phương pháp chống đột quỵ từ sớm để bảo vệ bản thân và gia đình. Vậy có những phương pháp nào bạn có thể thực hiện? Chúng được tiến hành như thế nào?

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ đôi khi còn được gọi là cơn đau não. Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị tắc nghẽn hoặc khi mạch máu bị vỡ làm tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào trong não. Đột quỵ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tổn thương não và tàn tật ở người già lẫn người trẻ tuổi.

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện 1

Đột quỵ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người già và người trẻ tuổi

Các biến chứng mà đột quỵ có thể gây ra như:

  • Khả năng suy nghĩ, nói và trí nhớ bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
  • Ảnh hưởng thị lực;
  • Khó đi lại hoặc giữ thăng bằng;
  • Bại liệt (không thể cử động một số bộ phận hoặc một nửa cơ thể) và yếu cơ;
  • Khó khăn trong việc kiểm soát hoặc thể hiện cảm xúc;
  • Gặp khó khăn với việc nhai và nuốt;
  • Khó kiểm soát khi đi vệ sinh.

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện 2

Bại liệt (không thể cử động một số bộ phận hoặc một nửa cơ thể) và yếu cơ

Cách xác định đột quỵ nhanh chóng

Rất nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu của đột quỵ vì họ không biết rằng liệu các triệu chứng đó có thật hay không. Đồng nghĩa là bệnh nhân đã bỏ lỡ thời gian vàng để sơ cứu đột quỵ hiệu quả. Chính vì vậy mà Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ đã tạo ra một từ viết tắt dễ hiểu để giúp mọi người ghi nhớ và xử lý nhanh chóng.

Các dấu hiệu của đột quỵ được thể hiện qua từ FAST. Đây là từ viết tắt của các cụm FACE – ARMS – SPEECH – TIME.

  • F – Face: Khuôn mặt – Một bên mặt bị méo mó, chảy xệ hoặc mắt bị sụp xuống khi bạn cười có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • A – Arms: Cánh tay – Khi giơ cả hai cánh tay lên và có một cánh tay bị rơi xuống, không thể giơ lên cao cũng là một dấu hiệu đột quỵ.
  • S – Speech: Lời nói – Giọng nói bị thay đổi hoặc khó phát âm, kể cả những từ đơn giản.
  • T – Time: Thời gian – Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong các biểu hiện trên, cần lập tức gọi cấp cứu ngay để kịp thời chữa trị.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật chuyển gân là gì? Có rủi ro khi phẫu thuật chuyển gân hay không?

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện 3
Mô hình FAST

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện

Việc có cho mình một lượng kiến thức về các dấu hiệu và phương pháp chống đột quỵ là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn và người thân vượt qua được các rủi ro khi khi đột quỵ ập đến.

Hạ huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát. Vậy nên bạn cần duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg hoặc không cao hơn 140/90 mmHg là được. Một số biện pháp để duy trì huyết áp an toàn như sau:

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống xuống không quá 1500 miligam mỗi ngày (khoảng một nửa thìa cà phê).
  • Hạn chế thực phẩm có lượng cholesterol cao như phô mai, bánh mì kẹp thịt, kem,…
  • Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
  • Không hút thuốc lá.

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện 4

Duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg hoặc không cao hơn 140/90 mmHg

Giảm cân

Béo phì và các biến chứng như huyết áp cao hay tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Hãy duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng trong khoảng 18 – 25 để hạn chế khả năng mắc bệnh. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn không quá 1500 – 2000 calo mỗi ngày tùy vào từng thể trạng.

Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục góp phần giảm cân và hạ huyết áp, đồng thời cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc đột quỵ. Một vài gợi ý để bạn có thể tăng cường tần suất tập thể dục được đưa ra như sau:

  • Tập thể dục với cường độ cao nhưng vẫn đảm bảo có thể trò chuyện với người khác.
  • Đi cầu thang bộ thay vì thang máy nhiều hơn.
  • Nếu không thể tập thể dục liên tục 30 phút, bạn hãy chia nhỏ thành các buổi tập 10 – 15 phút và tập vài lần mỗi ngày.

Hạn chế uống rượu

Trung bình một ly rượu mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày thì nguy cơ mắc đột quỵ của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Vậy nên hãy kiểm soát lượng rượu mỗi ngày bạn uống và hãy lựa chọn loại rượu có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Điều trị rung nhĩ

Rung tâm nhĩ hoặc rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim gây ra những cục máu đông trong tim và có thể di chuyển lên não gây đột quỵ. Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp năm lần so với bình thường. Vậy nên một phương pháp chống đột quỵ mà bạn nên thực hiện đó là điều trị bệnh rung tâm nhĩ.

Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, khiến các cục máu đông dễ hình thành bên trong hơn. Vậy nên việc kiểm soát lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc có thể giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức an toàn.

Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Tầm soát nguy cơ đột quỵ là giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố, bệnh lý làm gia tăng khả năng đột quỵ. Thông qua kết quả của quá trình tầm soát sẽ giúp bạn có thể kịp thời áp dụng các phương pháp chống đột quỵ hoặc điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan.

7 phương pháp chống đột quỵ bạn có thể thực hiện 5

>>>>>Xem thêm: Thổ huyết là gì? Thổ huyết báo hiệu bệnh gì?

Tầm soát nguy cơ đột quỵ là phương pháp chống đột quỵ hiệu quả

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết thêm 7 phương pháp chống đột quỵ cũng như các kiến thức cơ bản để nhận biết và xử lý kịp thời. Những biểu hiện của đột quỵ rất dễ bị bỏ qua và gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên hãy cẩn trọng với mọi dấu hiệu nào mà bạn gặp phải nhé.

Xem thêm:

  • Các đặc điểm trên hình ảnh CT nhồi máu não cần biết
  • Uống gì để chống đột quỵ? Top 5 thức uống ngăn ngừa đột quỵ

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *